Hướng dẫn quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục từ ngày 12/02/2024?

Nhờ anh chị hỗ trợ: Hướng dẫn quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục từ ngày 12/02/2024? Nhờ anh chị biên tập viên hỗ trợ giải đáp.

Từ ngày 12/02/2024 mỗi trường học, cơ sở giáo dục được quyền tự chọn sách giáo khoa?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 12/02/2024) quy định về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:

Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa
1. Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là người đứng đầu) thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
.....

Như vậy, theo quy định hiện nêu trên thì mỗi cơ sở giáo dục sẽ thành làm một Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục và sẽ do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thành lập.

Lưu ý: Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.

Từ có có thể thấy việc lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục giờ đây đã trở thành một quyền của cơ sở giao dục.

Các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục sẽ dựa trên sự đánh giá phù hợp với tình của mỗi cơ sở và đưa ra lựa chọn phù hợp với tình hình của cơ sở giáo dục.

Hướng dẫn quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục từ ngày 12/02/2024?

Hướng dẫn quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục từ ngày 12/02/2024? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 12/02/2024) quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng như sau:

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
2. Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
3. Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Như vậy, nguyên tắc làm việc của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục gồm có:

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

- Cuộc họp của Hội đồng được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 (ba phần tư) số thành viên tham gia, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

- Kết quả của mỗi cuộc họp Hội đồng được lập thành biên bản, trong đó bao gồm đầy đủ các ý kiến của các thành viên và được công khai tại Hội đồng. Biên bản phải có chữ kí của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Hướng dẫn quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục?

Căn cứ quy định Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ ngày 12/02/2024) quy định về quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục như sau:

Quy trình tự lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục được thực hiện như sau:

Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn.

Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai.

Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất.

Lưu ý: Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

Thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn;

Các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại bước 2;

Tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản (gồm các nội dung:

- Nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn;

- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này.

Bước 5: Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông). Hồ sơ gồm:

- Quyết định thành lập Hội đồng của cơ sở giáo dục;

- Biên bản họp Hội đồng theo quy định tại bước 3;

- Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của cơ sở giáo dục.

Trân trọng!

Sách giáo khoa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sách giáo khoa
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Sách giáo khoa lớp 4 mới nhất năm học 2024-2025 theo Chương trình mới của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Sách giáo khoa lớp 2 mới nhất năm học 2024-2025 theo Chương trình mới của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ sách giáo khoa lớp 10 mới nhất năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ sách giáo khoa lớp 1 năm học 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục 42 Sách giáo khoa lớp 8 năm học 2024-2025 theo chương trình của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Sách giáo khoa lớp 11 theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT năm học 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Sách giáo khoa lớp 6 năm học 2024 - 2025 theo chương trình mới của Bộ GD&ĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên sách giáo khoa được ghi ở trang bìa nào? Gồm các thông tin gì theo TCVN 13909:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Sách giáo khoa lớp 7 năm học 2024-2025 theo Chương trình mới của BGDĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Trọn bộ Sách giáo khoa lớp 12 mới nhất năm học 2024-2025 theo Chương trình mới của BGDĐT?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sách giáo khoa
Đinh Khắc Vỹ
797 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào