Thuế nhà thầu đối với dịch vụ điện toán đám mây như thế nào?
Thuế nhà thầu đối với dịch vụ điện toán đám mây như thế nào?
Căn cứ theo Công văn 94769/CT-TTHT năm 2020 hướng dẫn về thuế nhà thầu đối với dịch vụ điện toán đám mây như sau:
Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
....
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
.....
Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
....
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp Công ty ở nước ngoài ký hợp đồng với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng để cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây thì thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính.
Trường hợp nhà thầu nước ngoài cung cấp dịch vụ phần mềm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN 5% tính trên doanh thu tính thuế. Trường hợp không phải dịch vụ phần mềm thì áp dụng tỷ lệ thuế GTGT 5% và thuế TNDN 5%.
Trường hợp việc cung cấp dịch vụ của nhà thầu nước ngoài có kèm bản quyền thì áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với bản quyền là 10% tính trên doanh thu tính thuế.
Thông qua hướng dẫn của Công văn trên, thuế nhà thấu đối với dịch vụ điện toán đám mây do nhà thầu nước ngoài cung cấp được quy định như sau:
- Trường hợp dịch vụ điện toán đám mây là dịch vụ phần mềm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN 5% tính trên doanh thu tính thuế.
- Trường hợp dịch vụ điện toán đám mây không phải là dịch vụ phần mềm thì áp dụng tỷ lệ thuế GTGT 5% và thuế TNDN 5%.
Nếu việc cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của nhà thầu nước ngoài có kèm bản quyền thì áp dụng tỷ lệ (%) thuế TNDN đối với bản quyền là 10% tính trên doanh thu tính thuế.
Thuế nhà thầu đối với dịch vụ điện toán đám mây như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế nhà thầu là ai?
Theo quy định Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC, người nộp thuế nhà thầu bao gồm các đối tượng sau:
[1] Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đảm bảo các điều kiện áp dụng nộp thuế theo phương pháp kê khai hoặc theo phương pháp hỗn hợp quy định tại Điều 8 Mục 2 Chương 2 hoặc Điều 14 Mục 4 Chương 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC, kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
*Việc kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu phụ.
[2] Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 và Luật Hợp tác xã 2023.
- Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Nhà thầu dầu khí hoạt động theo Luật Dầu khí 2022.
- Chi nhánh của Công ty nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Tổ chức nước ngoài hoặc đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.
- Văn phòng bán vé, đại lý tại Việt Nam của Hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi, đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên danh.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của hãng vận tải biển nước ngoài; đại lý tại Việt Nam của Hãng giao nhận kho vận, hãng chuyển phát nước ngoài.
- Công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán.
- Các tổ chức khác ở Việt Nam.
- Các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
Có các loại thuế nhà thầu nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 103/2014/TT-BTC quy định về các loại thuế áp dụng như sau:
Các loại thuế áp dụng
1. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân nước ngoài kinh doanh thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT theo hướng dẫn tại Thông tư này, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo pháp luật về thuế TNCN.
3. Đối với các loại thuế, phí và lệ phí khác, Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo các văn bản pháp luật về thuế, phí và lệ phí khác hiện hành.
Như vậy, hiện nay có 02 loại thuế nhà thầu phổ biến là thuế GTGT và thuế TNDN đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là tổ chức kinh doanh.
Ngoài ra, đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân thì còn phải có thêm nghĩa vụ thuế TNCN và các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.