Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không?
Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về tiếp nhận vào làm công chức cấp xã như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
c) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);
d) Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
.....
Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm thì người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã là đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã có được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền tiếp nhận người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã vào làm công chức cấp xã?
Căn cứ quy định Điều 15 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền tuyển dụng công chức cấp xã và tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Do đó người có thẩm quyền tiếp nhận người thôi giữ chức vụ cán bộ cấp xã vào làm công chức cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 31 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã như sau:
Nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã.
2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
3. Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.
4. Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
5. Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
6. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã.
7. Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.
8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
9. Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã.
Như vậy, nội dung quản lý cán bộ, công chức cấp xã gồm có:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức cấp xã.
- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
- Quy định chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, tiêu chuẩn và nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.
- Quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã; tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ tập sự, thôi giữ chức vụ, thôi việc, nghỉ hưu, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.
- Thực hiện khen thưởng, xử lý kỷ luật, chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, quản lý hồ sơ về cán bộ, công chức cấp xã.
- Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức cấp xã.
- Các công tác khác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức cấp xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.