Hướng dẫn nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau như thế nào?

Tôi có một thắc mắc: Hướng dẫn nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau như thế nào? Nhờ anh chị biên tập biên hỗ trợ giải đáp.

Hướng dẫn nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
....
3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Căn cứ quy định Điều 45 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
.....
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
.....

Căn cứ quy định Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
.....
2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.
.....

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính như sau:

Phân bổ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế hạch toán tập trung có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác nơi có trụ sở chính
1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
.....

Căn cứ quy định Điều 13 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Khai thuế, tính thuế, phân bổ và nộp thuế giá trị gia tăng
1. Các trường hợp được phân bổ:
......
d) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp), trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP;
đ) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
....

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Các trường hợp được phân bổ:
....
c) Đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất;
d) Nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh.
......

Căn cứ quy định Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân như sau:

Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân
1. Trường hợp phân bổ:
a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác.
.....

Theo đó, việc nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau được hướng dẫn như sau:

[1] Địa điểm kinh doanh hạch toán tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP) và phân bổ số thuế phải nộp như thuế TNCN, thuế GTGT, thuế TNDN cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác.

[2] Doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh có thể nộp thuế tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:

- Khai thuế giá trị gia tăng của dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại nơi có dự án đầu tư.

- Khai thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

- Khai thuế giá trị gia tăng tại nơi có nhà máy sản xuất điện.

- Khai thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất, gia công hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc nơi cung ứng dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).

Trường hợp người nộp thuế trực tiếp nhập khẩu hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đó bán trong nước thì người nộp thuế phải khai thuế tiêu thụ đặc biệt với cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi người nộp thuế có trụ sở chính.

- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi sản xuất hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường, trừ thuế bảo vệ môi trường của hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định tại điểm a khoản 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Khai thuế bảo vệ môi trường tại nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh than (gồm cả trường hợp tiêu dùng nội bộ), trừ thuế bảo vệ môi trường quy định tại điểm b khoản 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.

- Khai thuế tài nguyên (trừ thuế tài nguyên đối với hoạt động sản xuất thủy điện trong trường hợp lòng hồ thủy điện của nhà máy thủy điện nằm chung trên các địa bàn cấp tỉnh; hoạt động khai thác, xuất bán dầu thô; hoạt động khai thác, xuất bán khí thiên nhiên và thuế tài nguyên của tổ chức được giao bán tài nguyên bị bắt giữ, tịch thu; khai thác tài nguyên không thường xuyên đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoặc không thuộc trường hợp phải cấp phép theo quy định của pháp luật).

- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Khai phí bảo vệ môi trường tại nơi khai thác khoáng sản (trừ dầu thô, khí thiên nhiên và khí than; tổ chức thu mua gom khoáng sản từ người khai thác nhỏ lẻ).

- Khai lệ phí môn bài tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

Hướng dẫn nộp thuế đối với địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn nộp thuế đối với doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nhiều tỉnh khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)

Các trường hợp nào doanh nghiệp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào?

Căn cứ quy định khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC được bổ sung một số nội dung bởi điểm b khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

Theo đó quy định nêu trên thì doanh nghiệp không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp sau đây:

- Hóa đơn giá trị gia tăng sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn giá trị gia tăng không ghi thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn giá trị gia tăng ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng);

- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;

- Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hóa đơn mang tên tổ chức được ủy quyền mua vào hàng hóa, dịch vụ);

- Hóa đơn, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo);

- Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp nào?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:

Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
.....

Như vậy, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp

- Chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp

- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào