Trẻ em bao nhiêu tuổi được miễn, giảm giá vé máy bay?
Trẻ em bao nhiêu tuổi được miễn, giảm giá vé máy bay?
Tại Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 có quy định về quyền của hành khách khi đi máy bay như sau:
Quyền của hành khách
1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
5. Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá dịch vụ vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.
Như vậy, trẻ em dưới 12 tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá vé máy bay. Tuy nhiên việc miễn giảm giá vé máy bay đối với trẻ em còn tùy thuộc vào Điều lệ vận chuyển của hãng hàng không.
Trẻ em bao nhiêu tuổi được miễn, giảm giá vé máy bay? (Hình từ Internet)
Khung trần giá vé máy bay nội địa 2024 là bao nhiêu?
Tại Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 34/2023/TT-BGTVT có quy định khung trần giá vé máy bay nội địa 2024 như sau:
Lưu ý: Khung giá trên là khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản.
Mức tối đa giá dịch vụ quy định trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;
- Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Đồng tiền thanh toán vé máy bay nội địa là gì?
Tại Điều 2 Thông tư 36/2015/TT-BGTVT có quy định về đồng tiền thanh toán giá vé máy bay như sau:
Đồng tiền thanh toán
1. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán trong lãnh thổ Việt Nam, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cung ứng cho các chuyến bay nội địa được quy định bằng Đồng Việt Nam (VND).
2. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán ngoài lãnh thổ Việt Nam được quy định bằng đồng tiền địa phương hoặc đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với quy định tại quốc gia đó.
3. Giá dịch vụ chuyên ngành hàng không cung ứng cho các chuyến bay quốc tế được quy định bằng đồng Đô la Mỹ (USD). Trường hợp thanh toán bằng đồng tiền Việt Nam thì quy đổi theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Như vậy, đồng tiền thanh toán vé máy bay nội địa là đồng Việt Nam (VNĐ).
Đại lý bán vé máy bay vượt giá trần bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 162/2018/NĐ-CP có quy định về hành vi bán vé máy bay vượt giá trần như sau:
Vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện hoạt động sinh lời trực tiếp tại Việt Nam, giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết không đúng quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện, văn phòng bán vé của hãng hàng không nước ngoài;
b) Không có quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không;
c) Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;
d) Sơn hoặc gắn thương hiệu trên tàu bay gây nhầm lẫn với tàu bay của hãng hàng không khác.
...
Như vậy, đại lý bán vé máy bay vượt giá trần bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với tổ chức (khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.