Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?

Tôi có một thắc mắc: Những hành vi nào sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng theo quy định hiện nay? Mong được giải đáp thắc mắc!

Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?

Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là những hành vi mà theo quy định hiện nay là tham nhũng

Theo Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về những hành vi tham nhũng như sau:

Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng sẽ do những người có chức vụ quyền hạn trong và ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện, cụ thể như sau:

[1] Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước: gồm 12 hành vi:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

[2] Ngoài cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước: gồm 3 hành vi:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Ngoài ra, theo Điều 8 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về những hành vi bị cấm như sau:

- Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng

- Các hành vi khác theo quy định pháp luật có liên quan

Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì?

Những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng là gì? (Hình từ Internet)

Ai có trách nhiệm kê khai tài sản thu nhập hằng năm nhằm phòng chống tham nhũng?

Theo khoản 3 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập như sau:

Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
...
3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây:
a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;
b) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
...

Theo đó, những đối tượng sau sẽ phải thực hiện kê khai tài sản thu nhập hằng năm:

[1] Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên

[2] Người làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ

Thời điểm kê khai tài sản thu nhập là trước 31/12 hằng năm

Những tổ chức ngoài khu vực nhà nước nào sẽ áp dụng biện pháp thanh tra và thanh tra những gì nhằm phòng chống tham nhũng?

Theo Điều 56 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng thanh tra như sau:

Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức sau:
1. Công ty đại chúng;
2. Tổ chức tín dụng;
3. Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.

Đồng thời tại Điều 57 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về nội dung thanh tra như sau:

Nội dung thanh tra
1. Việc thực hiện công khai, minh bạch theo quy định tại Điều 53 của Nghị định này.
2. Việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này.
3. Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng theo quy định tại Điều 55 của Nghị định này.
4. Các nội dung khác về thực hiện quy định của pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

Theo đó, việc thanh tra các tổ chức ngoài khu vực nhà nước sẽ áp dụng đối với:

- Công ty đại chúng;

- Tổ chức tín dụng;

- Tổ chức xã hội được thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện.

Các nội dung thanh tra gồm có:

- Việc thực hiện công khai, minh bạch

- Việc kiểm soát xung đột lợi ích

- Việc thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng

- Các nội dung khác

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào