An ninh lương thực là gì? Đối tượng thuộc hộ thiếu đói được hỗ trợ lương thực như thế nào từ nguồn ngân sách nhà nước vào dịp Tết âm lịch?

Xin cho tôi hỏi, an ninh lương thực là gì? Đối tượng thuộc hộ thiếu đói được hỗ trợ lương thực như thế nào từ nguồn ngân sách nhà nước vào dịp Tết âm lịch? Nhờ anh chị giải đáp.

An ninh lương thực là gì?

Hiện nay không có văn bản pháp luật quy định về an ninh lương thực là gì. Tuy nhiên, có thể hiểu an ninh lương thực là khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người trong cùng một khu vực hoặc một quốc gia ở mọi lúc có đủ lương thực cho một cuộc sống khoẻ mạnh và hoạt động.

Lương thực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế bởi lương thực không chỉ là nhu cầu cơ bản của con người trong việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc, mà còn có ý nghĩa cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là trong nền kinh tế tuần hoàn, khi việc giảm thiểu các mối nguy môi trường và cải thiện tài nguyên thiên nhiên từ sản xuất lương thực ngày càng được quan tâm.

Do đó hiện nay các quốc gia trên thế giới đang rất chú trong vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia để đề phòng những nguy làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp lương thực như thiên tai, hạn hán, mất mùa hay chiến tranh.

Việc đảm bảo an ninh lương thực cũng đã được liên hợp quốc phát triển thành chương trình mang tính toàn cầu đó là chương trình An ninh lương thực và nông nghiệp toàn cầu (GAFSP) .

An ninh lương thực là gì? Đối tượng thuộc hộ thiếu đói được hỗ trợ lương thực như thế nào từ nguồn ngân sách nhà nước vào dịp Tết âm lịch?

An ninh lương thực là gì? Đối tượng thuộc hộ thiếu đói được hỗ trợ lương thực như thế nào từ nguồn ngân sách nhà nước vào dịp Tết âm lịch? (Hình từ Internet)

Đối tượng thuộc hộ thiếu đói được hỗ trợ lương thực như thế nào từ nguồn ngân sách nhà nước vào dịp Tết âm lịch?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:

Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước
1. Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.
2. Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu:
Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.
.....

Như vậy, đối tượng thuộc hộ thiếu đói được nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ vào dịp Tết âm lịch.

Thủ tục hỗ trợ thực hiện hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước như sau:

Thủ tục hỗ trợ thực hiện hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước được quy định như sau:

Bước 1: Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ

Bước 2: Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bước 4: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

Bước 6: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

Bước 7: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;

Bước 8: Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

Bước 9: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào