Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp nào? Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án trong trường hợp nào? Mong được giải đáp!

Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:

Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Nhiều người hiếp một người;

- Đối với người dưới 10 tuổi;

- Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

Lưu ý:

- Trường hợp nhiều người hiếp một người là trường hợp 02 người trở lên hiếp dâm 01 người.

- Nếu 02 người cùng bàn bạc, thống nhất sẽ thay nhau hiếp dâm 01 người, nhưng vì lý do ngoài ý muốn mới có 01 người thực hiện được hành vi hiếp dâm thì cũng được coi là nhiều người hiếp một người.

- Nếu có 02 người giúp sức cho 01 người thực hiện hành vi hiếp dâm thì không được coi là nhiều người hiếp một người mà trong trường hợp này chỉ xem là đồng phạm.

Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp nào?

Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị tử hình trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi thì toà án không được làm những gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định khi xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, Tòa án không được:

- Yêu cầu bị hại là người dưới 18 tuổi tường thuật lại chi tiết quá trình phạm tội;

- Sử dụng câu hỏi có tính chất công kích, đe dọa, gây xấu hổ, xúc phạm bị hại;

- Đối chất giữa bị hại với người phạm tội tại phiên tòa;

- Xác định bộ phận bị xâm hại bằng cách để bị hại là người dưới 18 tuổi chỉ trực tiếp vào bộ phận cơ thể của mình hoặc của người khác;

- Để bị cáo hỏi trực tiếp bị hại là người dưới 18 tuổi;

- Buộc bị hại là người dưới 18 tuổi phải đứng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa;

- Công khai bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình:

Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Theo đó, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đủ 75 tuổi trở lên;

- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào