Văn hóa là gì? Các loại hình văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam là gì?
Văn hóa là gì?
Hiện nay chưa có khái niệm cụ thể cho văn hóa là gì. Tuy nhiên có thể tham khảo một số định nghĩa về văn hóa như sau:
Theo UNESCO:
Văn hóa là tập hợp các đặc trưng tiêu biểu về tinh thần, vật chất, tri thức và xúc cảm của xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội; văn hóa không chỉ bao gồm văn học và nghệ thuật, mà còn cả phong cách sống, phương thức chung sống, các hệ giá trị, truyền thống và niềm tin.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa
Qua đó có thể thấy văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hóa là gì? Các loại hình văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Các loại hình văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam là gì?
Các loại hình văn hóa nghệ thuật sau đây là các loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật ở nước ta hiện nay.
Theo đó, hiện nay Việt Nam có các loại hình văn hóa nghệ thuật gồm:
[1] Chèo
Là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở miền đồng bằng Bắc bộ, chèo được hình thành từ khoảng thế kỷ X.
[2] Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử là loại hình biểu diễn văn hóa nghệ thuật việt nam phổ biến tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đờn ca tài tử được xuất hiện từ 100 năm nước với nhạc cụ được sử dụng phổ biến gồm: đàn tranh, đàn kìm, đàn cò, đàn bầu,...
[3] Ca trù
Bên cạnh Ca trù, loại hình nghệ thuật này còn tồn tại với nhiều tên gọi khác như hát cô đầu, hát ả đào, hát nhà tơ, hát nhà trò,... Ca trù phổ biến tại các tỉnh miền Bắc - Bắc Trung Bộ và được biểu diễn với nhiều thể văn chương đa dạng như thể truyện, thể phú, thể ngâm, nhưng phổ biến nhất là thể hát nói. Tháng 10/ 2009, ca trù đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể nhân loại.
[4] Tuồng
Tuồng là một loại hình kịch truyền thống của Việt Nam, được kết hợp của hát, múa và diễn xuất. Tuồng thường thể hiện những câu chuyện về lịch sử, tôn giáo và văn hóa dân gian. Do đó, những vở Tuồng thường mang âm hưởng hào hùng, mang đậm tính nhân văn và truyền thống.
[5] Hát xoan
Hát xoan là một hình thức hát truyền thống của người dân vùng đất Tổ, Phú Thọ. Hát xoan là một loại hình dân ca nghi lễ, phong tục và thường được biết đến với những tên gọi khác như hát cửa đình, “Khúc môn đình".
[6] Dân ca quan họ Bắc Ninh
Dân ca quan họ là một hình thức âm nhạc truyền thống của người dân ở Bắc Ninh. Loại hình nghệ thuật dân gian này thường là màn hát đối đáp giữa nam và nữ nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm của những người yêu nhau. Mỗi mùa xuân qua, thu về, Bắc Ninh lại vang lên những tiếng hát thánh thót, ngọt ngào của điệu dân ca quan họ giúp xua tan mỏi mệt trong những ngày lao động vất vả.
[7] Múa rối nước
Phổ biến ở những tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc bộ, múa rối nước là chương trình nghệ thuật không người nhưng lại mang nét văn hoá đặc sắc thu hút du khách khắp nơi. Múa rối nước là một hình thức biểu diễn thú vị trong đó các con rối nước được di chuyển dưới mặt nước và được điều khiển bởi những người thợ lành nghề.
[8] Biểu diễn thực cảnh
Biểu diễn thực cảnh là một loại hình biểu diễn ngày càng phổ biến trong thời đại hiện nay. Loại hình biểu diễn này diễn ra trên phông nền của vùng cảnh quan thực tế và thường được thực hiện ngoài trời, kết hợp với các yếu tố từ thiên nhiên như dòng sông, biển cả, rừng núi... kết hợp với những hoạt động thường ngày của cộng đồng người dân địa phương, mang đến cho khán giả trải nghiệm cảm xúc đầy mới lạ.
Như vậy, các loại hình văn hóa nghệ thuật dưới dạng biểu diễn hiện nay có 08 loại
Di sản có phải là văn hóa không? Có các loại di sản văn hóa nào?
Theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
Điều 1
Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đồng thời tại khoản 1, 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 quy định như sau:
Điều 4
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
2. Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
...
Theo đó, di sản cũng là một phần của văn hóa, bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, cụ thể là:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác
- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.