Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước?

Cho tôi hỏi: Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước? Ai chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công? Mong được phản hồi.

Chủ thể quản lý nhà nước là gì?

Hiện hành pháp luật không có quy định như thế nào là chủ thể quản lý nhà nước. Tuy nhiên có thể hiểu chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền quản lý nhà nước.

Chủ thể quản lý nhà nước sẽ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính.

Chủ thể quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan và đơn vị của Chính phủ (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,...), các cơ quan chức năng của Chính phủ (Cục Hải quan, Cục Thuế, Cục An ninh mạng,..), các đơn vị quản lý thực hiện các chính sách và dịch vụ của Chính phủ (Cục Bảo hiểm xã hội, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê,...), và các tổ chức (đại học và các bệnh viện công,..).

Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước?

Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước? (Hình từ Internet)

Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước?

Tại Nghị quyết 08/2021/QH15 có quy định Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có các Bộ và cơ quan ngang Bộ như sau:

- 18 Bộ có chức năng quản lý nhà nước bao gồm:

STT

Bộ

1

Bộ Quốc phòng

2

Bộ Công an

3

Bộ Ngoại giao

4

Bộ Nội vụ

5

Bộ Tư pháp

6

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7

Bộ Tài chính

8

Bộ Công Thương

9

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Bộ Giao thông vận tải

11

Bộ Xây dựng

12

Bộ Tài nguyên và Môi trường

13

Bộ Thông tin và Truyền thông

14

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

15

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

16

Bộ Khoa học và Công nghệ

17

Bộ Giáo dục và Đào tạo

18

Bộ Y tế

Ngoài ra còn có 8 cơ quan ngang Bộ:

STT

Cơ quan ngang Bộ

1

Ủy ban Dân tộc

2

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3

Thanh tra Chính phủ

4

Văn phòng Chính phủ

Các Bộ có nhiệm vụ gì trong việc quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực?

Tại Điều 10 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có quy định trong việc quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực thì Bộ có nhiệm vụ như sau:

- Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý.

- Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý.

- Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực quản lý.

- Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ có chức năng quản lý nhà nước không?

Tại Điều 23 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có quy định về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ
1. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Chính phủ và các quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Đơn vị sự nghiệp công lập không có chức năng quản lý nhà nước.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.

Như vậy, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ không có chức năng quản lý nhà nước.

Ai chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công?

Tại Điều 3 Nghị định 123/2016/NĐ-CP có quy định về Bộ trưởng như sau:

Bộ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
2. Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.

Như vậy, Bộ trưởng là người có trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công.

Ngoài ra Bộ trưởng còn có trách nhiệm tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào