Yêu cầu kỹ thuật mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 quy định như thế nào?
- Yêu cầu kỹ thuật mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 quy định như thế nào?
- Các thuật ngữ thường dùng trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò như thế nào?
- Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia gồm những gì?
Yêu cầu kỹ thuật mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 quy định về yêu cầu kỹ thuật như sau:
Theo đó yêu cầu kỹ thuật mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò được quy định như sau:
- Yêu cầu đối với vật liệu
+ Thân mũ và các bộ phận bên trong phải làm từ các vật liệu không độc, không được phân huỷ thành các chất độc dưới tác dụng của mồ hôi và các chất tẩy rửa, không được gây nên các phản ứng trên da.
+ Các chi tiết của bộ phận bên trong phải làm từ các vật liệu có độ bền cao, mềm mại, ít thấm nước (Pôlyetylen bằng vải sợi se….)
- Mũ phải có kết cấu hoàn chỉnh bao gồm: thân mũ, bộ phận bên trong và quai mũ. Mũ không được cản trở việc mang các phương tiện bảo vệ cá nhân khác như: kính bảo vệ, bịt tai chống ồn và các phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp.
- Khối lượng toàn bộ mũ, không kể các phụ kiện, không được lớn hơn 450g.
- Thân mũ phải có hình bầu dục, chắc, khoẻ, được tạo thành một khối. Mặt ngoài phải nhẵn không có vết nứt hoặc bọt rỗ, không cản trở sự trơn trượt. Các chi tiết nhô ra phải được uốn tròn. Cho phép thân mũ có gân cứng ở mặt ngoài. Mặt trong không được có gân cứng.
- Số lượng màu trên một thân mũ không được quá ba màu. Màu cơ bản của thân mũ phải chiếm ít nhất 85% diện tích toàn thân mũ và phải theo quy định của từng đối tượng sử dụng.
- Thân mũ không được phát ra tia lửa khi va chạm với các vật thể kim loại, không được có lỗ thông hơi và các chi tiết có khả năng dẫn điện.
- Độ hút nước của thân mũ không quá 1,5%.
- Giá giữ đèn phải giữ được chặt đèn. Vị trí của giá giữ đèn và kết cấu của mũ phải đảm bảo trục quang học của đèn trùng với tâm thị trường của mắt ở khoảng cách 1 ± 0,2 m.
- Bộ phận bên trong phải được liên kết với thân mũ bằng các mối liên kết bền, chắc, không được tự tháo lỏng. Bộ giảm chắn có thể có nhiều tầng hoặc có chi tiết giảm chắn phụ nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng cần thiết bên trong mũ.
- Các chi tiết của bộ phận bên trong kể cả quai mũ phải có chiều rộng không nhỏ hơn 15mm, phải tháo lắp được và phải dịch chiết được theo chiều dài .
- Các dải chịu lực của bộ giảm chắn có lực kéo đứt không nhỏ hơn 200N, độ dãn dài tương đối không quá 45%.
- Yêu cầu về độ bền va đạp.
Mũ phải chịu được tải trọng va đập chính tâm lên đỉnh với năng lượng 50 j.
- Yêu cầu về độ giảm chắn.
Mũ phải đảm bảo cho lực truyền xuống khuôn đầu người giả không quá 5,0 kN khi chịu va đập chính tâm lên đỉnh với năng lượng 50 J.
- Yêu cầu về độ bền đâm xuyên
Mũ phải bảo vệ được đầu người khi bị vật nhọn đâm xuyên lên vùng đỉnh với năng lượng 30 J.
- Yêu cầu về độ cứng ép ngang
Mũ phải chịu được thử nghiệm độ cứng khi ép ngang với tải trọng tĩnh 100 N.
- Yêu cầu về độ bền nhiệt
Mũ phải giữ được tính chất bảo vệ trong điều kiện nhiệt độ từ (5 ± 0,5)độ C đến (34 ± 0,5) độ C.
- Yêu cầu về độ bền với hoá chất
Mũ phải giữ được tính chất bảo vệ sau khi giữ mũ trong các dung dịch hoá chất (axit, kiềm…) và dung môi (xăng, dầu….)
- Yêu cầu về độ bền điện
Thân mũ phải chịu được điện áp một chiều 2,2kV, khi đó dòng rò không được vượt quá 1,0 mA.
- Yêu cầu về độ bền chảy
Thời gian bắt cháy của thân mũ không được nhỏ hơn 5 giây và quá trình cháy không được tồn tại trên mũ lâu hơn 15 giây sau khi lấy ra khỏi ngọn lửa.
- Yêu cầu về độ giảm thị trường
Mũ không được hạn chế thị trường của người sử dụng quá 8%, trong đó góc nghiêng của lưỡi trai không quá 30 độ ± 1 độ.
Yêu cầu kỹ thuật mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Các thuật ngữ thường dùng trong tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 về mũ bảo hộ lao động cho công nhân mỏ hầm lò như thế nào?
Căn cứ quy định Phụ lục 1 ban hành kèm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2603:1987 có quy định về các thuật ngữ thường dùng trong tiêu chuẩn như sau:
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 23 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định về nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn như sau:
Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Như vậy, nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn gồm có:
- Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Lưu ý: Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.