Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi: Tài nguyên thiên nhiên là gì? Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào? Câu hỏi từ chị Quỳnh - Bạc Liêu

Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên là những dạng vật chất hiện diện xung quanh con người, chúng tồn tại từ thuở sơ khai và vẫn còn tiếp diễn trong tương lai mà con người có thể khai thác sử dụng.

Trong đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, bao gồm:

- Tài nguyên đất: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất để sản xuất công nghiệp (cụ thể chúng ta có thể kể đến như làm gạch, làm gốm…)

- Tài nguyên nước: bao gồm nước uống, nước sản xuất, thủy sản nước ngọt, các loài thực vật thủy sinh, năng lượng thủy điện…

- Tài nguyên thiên nhiên biển: bao gồm hải sản, muối, thực vật thủy sinh, địa điểm du lịch…

- Tài nguyên rừng: bao gồm động vật, thực vật, lâm sản, địa điểm du lịch…

- Tài nguyên gió: bao gồm sức gió, vận tải…

- Tài nguyên khoáng sản: bao gồm than đá, quặng, đá vôi, dầu khí…

Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào?

Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào?

Tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguyên tắc bảo vệ môi trường như sau:

Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
6. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
7. Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Theo đó, nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguyên tắc bảo vệ môi trường.

Do đó, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phải tuân theo những nguyên tắc được quy định như trên.

Các chính sách của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường. Theo đó, các chính sách về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cũng như vậy, bao gồm các nội dung như sau:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

- Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

- Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

- Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Trân trọng!

Tài nguyên thiên nhiên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài nguyên thiên nhiên
Hỏi đáp Pháp luật
Các loại tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vai trò của các loại tài nguyên thiên nhiên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài nguyên thiên nhiên
Nguyễn Thị Hiền
1,832 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài nguyên thiên nhiên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thiên nhiên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào