Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi về mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay quy định như thế nào và bên mình có file tải về không? (Câu hỏi của chú Hoàng - Nam Định)

Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?

Biên bản tường trình tai nạn giao thông là văn bản được lập ra để ghi nhận toàn bộ diễn biến của một vụ tai nạn giao thông, bao gồm thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của vụ tai nạn. Biên bản này được lập ra bởi người trực tiếp chứng kiến hoặc tham gia vụ tai nạn giao thông.

Biên bản tường trình tai nạn giao thông có các mục đích sau:

- Xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông: Biên bản tường trình tai nạn giao thông là cơ sở để xác định nguyên nhân vụ tai nạn giao thông, từ đó có biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông tương tự xảy ra trong tương lai.

- Làm căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tai nạn giao thông: Trong trường hợp có người bị thương hoặc thiệt hại về tài sản do tai nạn giao thông gây ra, biên bản tường trình tai nạn giao thông sẽ là căn cứ để giải quyết các vấn đề liên quan, chẳng hạn như bồi thường thiệt hại, xử lý vi phạm,...

- Căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên liên quan: Biên bản tường trình tai nạn giao thông cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông, bao gồm người điều khiển phương tiện, người bị tai nạn, người gây tai nạn,...

Sau đây là biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay có tham khảo:

Tải về miễn phí mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông tại đây tải về

Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay?

Mẫu biên bản tường trình tai nạn giao thông sử dụng nhiều nhất hiện nay? (Hình từ Internet)

Tài xế lái xe gây tai nạn rồi bỏ chạy có được bảo hiểm chi trả hay không?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại.
b) Người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
c) Người lái xe không đủ điều kiện về độ tuổi theo quy định của Luật Giao thông đường bộ; người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ theo quy định của pháp luật về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe hết hạn sử dụng tại thời điểm xảy ra tai nạn hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì được coi là không có Giấy phép lái xe.
d) Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
đ) Thiệt hại đối với tài sản do lái xe điều khiển xe cơ giới mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức trị số bình thường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật.
e) Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
g) Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
h) Thiệt hại do chiến tranh, khủng bố, động đất.

Theo đó, người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy và không thực hiện dân sự thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Tức là, đối với trường hợp tài xế lái xe gây tai nạn bỏ chạy sẽ không được bảo hiểm chi trả

Người tham gia giao thông cần chấp hành báo hiệu đường bộ như thế nào?

Theo Điều 11 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

- Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào