Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất?

Cho tôi hỏi mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp hiện nay áp dụng theo mẫu nào? Nhờ anh chị giải đáp.

Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp mới nhất?

Căn cứ quy định Mục 1 Phụ lục D ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN quy định về mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Dưới đây là mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng hiện nay.

Tải về mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng hiện nay.

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế khi có các điều kiện gì?

Căn cứ quy định Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định về các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật này.

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bị hạn chế khi có các điều kiện sau đây:

- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

- Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của pháp luật.

Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng hiện nay như thế nào?

Mẫu tờ khai hợp đồng đăng ký chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thể hiện dưới hình thức nào?

Căn cứ quy định Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu nào?

Căn cứ quy định Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như sau:

Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

- Căn cứ chuyển nhượng;

- Giá chuyển nhượng;

- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đinh Khắc Vỹ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào