Sửa đổi đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Sửa đổi đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024?
Ngày 30/10/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL quy định sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến giấy tờ công dân tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
Tại Điều 1 Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2004/TTBVHTT tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, tại Thông tư 13/2023/TT-BVHTTDL sửa đổi mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia. Tải về mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia Tại đây
Lưu ý: Thông tư 132023/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 15/01/2024.
Sửa đổi đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia áp dụng từ ngày 15/01/2024? (Hình từ Internet)
Trình tự đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Thông tư 07/2004/TT-BVHTT sửa đổi bởi khoản 1 Mục 1 Điều 2 Thông tư 07/2011/TT-BVHTTDL quy định trình tự, thủ tục đăng ký:
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1.Trình tự, thủ tục đăng ký.
- Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi một (01) đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư 07/2004/TT-BVHTT) tới Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi sở tại bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
- Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (mẫu phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 07/2004/TT-BVHTT) cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
...
Như vậy, trình tự đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tới Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi sở tại.
Chủ sở hữu nộp bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Xem xét và trả lời
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Cá nhân có quyền và nghĩa vụ gì đối với di sản văn hóa?
Tại Điều 14 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với di sản văn hóa như sau:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.