Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM vào năm 2035?
Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM vào năm 2035?
Ngày 31/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tại Tiểu mục 3 Mục 1 Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 có đưa ra một số mục tiêu cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
...
3. Các mục tiêu cụ thể
...
c) Đến năm 2045
Hoàn thành đưa vào khai thác toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
- Hoàn thành tuyến đường sắt khu đầu mối thành phố Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.
- Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035; phấn đấu hoàn thành một số tuyến đường sắt đô thị tại các đô thị có quy mô dân số trên 01 triệu dân.
- Phấn đấu cơ bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa các tuyến đường sắt hiện có, đáp ứng yêu cầu COP26.
Như vậy, về việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì mục tiêu vào năm 2035, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sẽ có mạng lưới đường sắt đô thị hoàn chỉnh, kết nối đồng bộ với các loại hình giao thông khác, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường.
Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP HCM vào năm 2035? (Hình từ Internet)
Danh mục các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ bao gồm những dự án nào?
Tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết 178/NQ-CP năm 2023 có quy định danh mục các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm đường sắt cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận 49-KL/TW năm 2023 của Bộ Chính trị bao gồm:
Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm những loại hình nào?
Tại Điều 10 Luật Đường sắt 2017 có quy định về hệ thống đường sắt Việt Nam như sau:
Hệ thống đường sắt Việt Nam
1. Hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
b) Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
c) Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Thẩm quyền quyết định công bố, điều chỉnh hệ thống đường sắt được quy định như sau:
a) Đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh; đường sắt đô thị có nối ray hoặc chạy chung với đường sắt quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đường sắt đô thị;
b) Đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố, điều chỉnh; trường hợp đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên thì Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố, điều chỉnh sau khi có ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố này.
....
Như vậy, hệ thống đường sắt Việt Nam bao gồm:
- Đường sắt quốc gia phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế;
- Đường sắt đô thị phục vụ nhu cầu vận tải hành khách ở đô thị và vùng phụ cận;
- Đường sắt chuyên dùng phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.