Công chức là Kế toán viên chính thì có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước không?
Công chức là Kế toán viên chính thì có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước không?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về kế toán viên chính như sau:
Kế toán viên chính (mã số 06.030)
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
....
Như vậy, kế toán viên chính cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.
Do đó công chức là Kế toán viên chính thì không bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước mà thay vào đó công chức là Kế toán viên chính có thể sử dụng bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc chứng chỉ tương đương.
Công chức là Kế toán viên chính thì có cần phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước không? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất đối với ngạch công chức chuyên ngành kế toán gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về tiêu chuẩn chung về phẩm chất như sau:
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Như vậy, ngạch công chức chuyên ngành kế toán có các tiêu chuẩn chung về phẩm chất như sau:
- Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng;.
- Trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật;
- Nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên;
- Tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính;
- Gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
- Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm;
- Có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
- Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết;
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
- Không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
- Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Công chức là kế toán viên chính có nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về kế toán viên chính như sau:
Kế toán viên chính (mã số 06.030)
...
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước;
b) Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ kế toán áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
c) Tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất công tác kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực;
d) Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực;
đ) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên.
....
Như vậy, công chức là kế toán viên chính có nhiệm vụ sau đây:
- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán;
- Xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước;
- Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích tài chính, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ kế toán áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
- Tổ chức, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán và đề xuất các biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, nhằm đảm bảo việc quản lý thống nhất công tác kế toán của đơn vị, ngành, lĩnh vực;
- Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế và yêu cầu quản lý của địa phương, đơn vị, ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng tài liệu, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán viên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.