Học 3 chung tại học viện tư pháp là học gì?

Cho tôi hỏi Học 3 chung tại học viện tư pháp là học gì? (Câu hỏi của chị Trâm Anh - Lâm Đồng)

Học 3 chung tại Học viện tư pháp là học gì?

Học 3 chung tại Học viện tư pháp là tên gọi thông thường của Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Chương trình học 3 chung được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2016 theo Quyết định 1401/QĐ-HVTP Tải về.

Nội dung Chương trình đào tạo chung nguồn như sau:

[1] Đối tượng đào tạo: Người có trình độ cử nhân luật trở lên bao gồm những người đang làm việc tại các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát có nhu cầu tham gia khóa đào tạo.

[2] Tổng số tín chỉ đào tạo là 53 tín chỉ. Trong đó:

- Khối kiến thức bắt buộc là 45 tín chỉ.

- Khối kiến thức tự chọn là 08 tín chỉ.

[3] Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ. Mỗi giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập. Một tín chỉ được quy định:

- Bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.

- Bằng 30 giờ thực hành thảo luận và 15 giờ tự học và chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giảng viên.

- Bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luân, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án.

[4] Khối lượng kiến thức:

Xem chi tiết Khối lượng kiến thức tại đây. Tải về

[5] Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển hoặc xét tuyển.

Học 3 chung tại học viện tư pháp là học gì? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện tư pháp là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-BTP năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện tư pháp bao gồm các nội dung như sau:

- Tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2023

- Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, đào tạo năm 2023 đảm bảo chỉ tiêu, tiến độ theo kế hoạch được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt.

- Tổ chức có hiệu quả, chất lượng các hoạt động bồi dưỡng cho công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2023;

- Tổ chức thí điểm Chương trình đào tạo nghề công chứng chất lượng cao, Chương trình đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại.

- Thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học ứng dụng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thực hành nghề luật. Nâng cao chất lượng Tạp chí Nghề luật.

- Thực hiện hiệu quả, đảm bảo chất lượng, tiến độ các nhiệm vụ được giao chủ trì tại Quyết định 1692/QĐ-BTP năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 25-NQ/BCSĐ năm 2022 về những định hướng lớn về công tác pháp luật quốc tế của Bộ Tư pháp đến năm 2030.

- Thực hiện đúng tiến độ, chất lượng các chương trình, dự án được phê duyệt trong năm 2023.

- Hoàn thành thủ tục đóng Dự án Hỗ trợ Học viện Tư pháp quốc gia Lào theo đúng quy định.

- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, đảm bảo an ninh mạng. Xây dựng và triển khai hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số tại Học viện Tư pháp.

- Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển Học viện Tư pháp (11/02/1998-11/02/2023) một cách thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.

Yêu cầu đối với kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện tư pháp như thế nào?

Theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-BTP năm 2023, yêu cầu đối với kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện tư pháp được quy định như sau:

[1] Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 đề ra tại Kế hoạch ban hành theo Quyết định 2500/QĐ-BTP năm 2022 về việc triển khai Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”.

[2] Thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.

[3] Nội dung Kế hoạch bảo đảm tính toàn diện, khả thi; các nhiệm vụ được xác định cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ thường xuyên.

[4] Phân công công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Học viện.

[5] Bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và Học viện Tư pháp trong quá trình thực hiện; có biện pháp đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ đề ra.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Dương Thanh Trúc
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào