Các khoản thu, chi của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bằng ngoại tệ có phải quy đổi về đồng Việt Nam?
Các khoản thu, chi của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bằng ngoại tệ có phải quy đổi về đồng Việt Nam?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 17 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2. Toàn bộ các khoản thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.
3. Các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Như vậy, các khoản thu và chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam.
Đối với trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu, chi của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bằng ngoại tệ có phải quy đổi về đồng Việt Nam? (Hình từ Internet)
Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm các khoản nào?
Căn cứ quy định Điều 18 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như sau:
Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
1.1. Thu hoạt động tài chính: là khoản thu được trích một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
1.2. Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:
a) Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
b) Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.
1.3. Thu hoạt động khác:
a) Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
b) Thu cho thuê tài sản;
c) Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
- Đối với thu hoạt động tài chính: là khoản thu được trích một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hàng năm theo quy định.
- Đối với thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi:
+ Thu tiền phạt tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vi phạm về xác định số phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp và thời hạn nộp phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định;
+ Thu hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi khác có liên quan.
- Đối với thu hoạt động khác:
+ Thu thanh lý, nhượng bán tài sản;
+ Thu cho thuê tài sản;
+ Thu phí dịch vụ tư vấn, đào tạo cán bộ cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 2 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định về nguyên tắc quản lý tài chính như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
2. Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc quản lý tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định như sau:
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.
- Nguồn thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hạch toán tập trung toàn hệ thống, thực hiện thu, chi và quyết toán thu, chi tài chính theo các nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.