Từ 2025, tăng lương cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang lên 7%/năm?
Từ 2025, tăng lương cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang lên 7%/năm?
Tại Báo báo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình bày tại khai mạc Kỳ họp Quốc hội thứ 6 về nhiệm vụ của năm 2024 và các năm tiếp theo thì nhiệm vụ điều chỉnh tiền lương được đặt ra là:
- Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng 1 của khu vực doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có một số nhiệm vụ nổi bật sau:
- Đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi và trích lập được trên 560 nghìn tỷ đồng để tăng lương cho 3 năm 2024 - 2026 theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ ngày 01/7/2024.
- Trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật Nhà giáo; xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện hiệu quả lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên; bảo đảm đủ số biên chế được giao tại Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị, nhất là giáo viên mầm non; tiểu học và giáo viên giảng dạy môn mới trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018…
Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất, phát triển trường học ở các khu vực có dân số tăng nhanh, khu vực khó khăn.
- Hoàn thành 100% phương án phân cấp thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt theo Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm cung cấp ít nhất 70% dịch vụ công trực tuyến và tỷ lệ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến đạt ít nhất 40%.
Từ 2025, tăng lương cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang lên 7%/năm? (hình từ Internet)
Tổng biên chế cán bộ công chức viên chức các cơ quan, đơn vị sự nghiệp đến năm 2026 là bao nhiêu?
Tại Điều 1 Quyết định 72-QĐ/TW năm 2022 quy đinh về tổng biên chế các cơ quan, đơn vị sự nghiệp như sau:
Tổng biên chế các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022 - 2026 (đến hết năm 2026) là 1.979.433 biên chế, cụ thể:
[1] Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các đảng ủy khối trực thuộc Trung ương là 6.285 biên chế, gồm 3.335 cán bộ, công chức và 2.950 viên chức.
[2] Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) là 64.266 biên chế, gồm 55.949 cán bộ, công chức; 6.959 viên chức và 1.358 biên chế công đoàn tạm giao.
[3] Chính quyền địa phương (gồm ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân) cấp tỉnh trở xuống; đơn vị sự nghiệp công lập, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở địa phương; cán bộ, công chức cấp xã là 1.908.882 biên chế, cụ thể:
- 140.826 cán bộ công chức.
- 1.562.485 viên chức (trong đó 65.980 biên chế giáo viên bổ sung giai đoạn 2022 - 2026. Riêng năm học 2022 - 2023 tạm giao 27.850 biên chế giáo viên cho các địa phương.
- 205.571 cán bộ công chức cấp xã.
Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ công chức viên chức để thực hiện cải cách tiền lương?
Theo Tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về nhiệm vụ quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách tiền lương như sau:
- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ công chức viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
- Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương.
- Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (đối với ngân sách địa phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.