Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường quy định như thế nào?
Ô nhiễm môi trường là gì?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về khái niệm ô nhiễm môi trường như sau:
Giải thích từ ngữ
...
12. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
....
Như vậy, theo quy định trên có thể hiểu rằng ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường bị ô nhiễm bởi các thành phân môi trường không phù hợp với quy chuẩn môi trường, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu và có tác hại tới sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác.
Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng). Ô nhiễm môi trường bao gồm: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường biển,...
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường như sau:
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
a) Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây ra.
2. Việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng. Tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định.
...
Theo quy định trên, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra được xác định thông qua việc gây ảnh hưởng, tác động xấu đến các yêu tố sau:
- Chức năng, tính hữu ích của môi trường;
- Tính mạng, sức khỏe của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Bên cạnh việc xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra thì việc xác định tổ chức, cá nhân gây thiệt hại về môi trường phải bảo đảm kịp thời, khách quan và công bằng.
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường như sau:
Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường
Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi.
Theo quy định theo quy định tại Điều 602 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường như sau
(1) Thiệt hại trên thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời
“Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra: Có thiệt hại xảy ra là thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần
"Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường.
"Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời” là thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
(2) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi đó.
Ngoài ra, việc trách nhiệm của người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cũng sẽ có tảnh hưởng đến việc bồi thường thiệt hại như sau:
- Có thể được giảm mức bồi thường:
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.:
- Thay đổi mức bồi thường:
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác
- Không được bồi thường:
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.