Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023?
Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023?
Hiện nay mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính là mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP áp dụng cho hoạt động giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông.
Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023 như sau:
Tải về miễn phí mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023 tại đây tải về
Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả thủ tục hành chính mới nhất 2023? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định về tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính như sau:
Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính
1. Đối với hồ sơ được nhận theo cách thức được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 16 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương.
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
2. Đối với hồ sơ được nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ.
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ, công chức, viên chức tiếp nhận phải có thông báo, nêu rõ nội dung, lý do và hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần để tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ, chính xác hoặc gửi đúng đến cơ quan có thẩm quyền.
Việc thông báo được thực hiện thông qua chức năng gửi thư điện tử, gửi tin nhắn tới người dân của Cổng Dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh;
b) Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy trình quy định tại Điều 18 Nghị định này.
...
Theo đó, quy trình tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính gồm các bước sau:
Đối với hồ sơ được nhận trực tiếp tại Bộ phận Một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ cho cán bộ tại Bộ phận Một cửa
Bước 2: Cán bộ tại Bộ phận Một cửa xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ
Bước 3: Cán bộ Bộ phận Một cửa quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ, ngành, địa phương
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn cụ thể, một lần để cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Bước 4: Cán bộ Bộ phận Một cửa lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Đối với hồ sơ được nhận trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công:
Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ trực tuyến cho cán bộ tại Bộ phận Một cửa
Bước 2: Cán bộ tại Bộ phận Một cửa xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ
Bước 3:
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chính xác hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thông báo và hướng dẫn cụ thể, một lần để cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Nếu hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Các phương thức nộp lệ phí giải quyết thủ tục hành chính hiện nay gồm những phương thức nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 61/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 107/2021/NĐ-CP quy định về phương thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Phương thức nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đã được quy định (nếu có) theo các phương thức sau đây:
a) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tuyến;
c) Trực tuyến thông qua chức năng thanh toán phí, lệ phí của Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức khác theo quy định của pháp luật nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
...
Theo đó, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính có thể nộp lệ phí giải quyết thủ tục hành chính theo các phương thức sau:
- Nộp trực tiếp
- Chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền;
- Chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
- Nộp trực tuyến thông qua chức năng thanh toán phí, lệ phí của Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương
- Các phương thức khác theo quy định pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.