Mẫu tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay?
Mẫu tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay?
Theo khoản 1 Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có định nghĩa về Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Theo đó tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án được ban hành tại phụ lục số 03 của Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017.
Tải về mẫu tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay:
Mức lương của Thư ký Tòa án hiện nay là bao nhiêu?
Đầu tiên, căn cứ theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 quy định về Mức lương của Thư ký Tòa án hiện nay như sau:
Ghi chú:
- Đối tượng áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát như sau:
+ Loại A3 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp: Kiểm sát viên Viện KSNDTC, Kiếm tra viên cao cấp, điều tra viên cao cấp
+ Loại A2 gồm: Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh, Thẩm tra viên chính: Kiểm sát viên Viện KSND cấp tỉnh, kiểm tra viên chính, điều tra viên trung cấp.
+ Loại A1 gồm: Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Thẩm tra viên, Thư ký Toà án: Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện, kiểm tra viên, điều tra viên sơ cấp.
- Cấp tỉnh gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, đô thị loại I và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.
- Cấp huyện gồm: thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II, loại III, quận thuộc thành phố Hà Nội, quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các quận, huyện, thị xã còn lại.
- Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện: Trước khi bổ nhiệm Thẩm phán TAND cấp huyện, Kiểm sát viên Viện KSND cấp huyện mà đã có thời gian làm việc ở các ngạch công chức, viên chức khác thì thời gian làm việc này (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc theo quy định) được tính để chuyển xếp lương vào bậc tương ứng của chức danh Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện cho phù hợp.
- Thư ký Toà án chưa đạt trình độ chuẩn đại học thì tuỳ theo trình độ đào tạo là trung cấp hay cao đẳng để xếp lương cho phù hợp như các ngạch công chức có cùng yêu cầu trình độ đào tạo trong các cơ quan nhà nước.
- Những người đã xếp bậc lương cuối cùng trong chức danh thì tuỳ theo kết quả thực hiện nhiệm vụ và số năm giữ bậc lương cuối cùng trong chức danh được xét hưởng lương phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ.
- Chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới: Đối với những người đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong chức danh thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong chức danh. Mức % phụ cấp thâm niên vượt khung quy đổi được tính theo chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Chính phủ.
Theo đó, Thư ký Tòa án được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A1.
Mặc khác, hiện nay theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Do đó, mức lương của Thư ký Tòa án hiện nay được tính như sau:
Mẫu tờ trình đề nghị thi nâng ngạch Thư ký Tòa án mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Khi thi nâng ngạch Thư ký Tòa án thông qua hình thức trắc nghiệm hay tự luận?
Căn cứ theo Điều 21 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 về các môn thi, hình thức và thời gian thi cụ thể như sau:
Các môn thi, hình thức và thời gian thi
1. Các môn thi và hình thức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án gồm:
a) Môn thi viết (kiến thức chung), gồm một số nội dung cơ bản:
- Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;
- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;
- Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
b) Môn thi trắc nghiệm, gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
2. Các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
3. Thời gian làm bài thi:
a) Thi viết: có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
b) Thi trắc nghiệm: có thời gian làm bài không quá 60 phút.
Theo đó, khi thi nâng ngạch Thư ký Tòa án thông qua cả 02 hình thức đó là trắc nghiệm và tự luận.
Đối với tự luận: Có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
Đối với trắc nghiệm: Có thời gian làm bài không quá 60 phút.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.