Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN mới nhất hiện nay?
Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN mới nhất hiện nay?
Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN là mẫu đơn được dùng trong các trường hợp người nộp thuế TNCN được miễn thuế theo quy định pháp luật.
Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN như sau:
Tải về Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN mới nhất hiện nay.
Mẫu đơn xin miễn thuế TNCN mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Thu nhập từ tiền lương tiền công nào được miễn thuế TNCN?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC được bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về Các khoản thu nhập được miễn thuế cụ thể như sau:
Các khoản thu nhập được miễn thuế
1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
....
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
.....
Theo đó, thu nhập từ tiền lương tiền công được miễn thuế TNCN khi thu nhập này là phần tiền lương tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, được xác định cụ thể như:
- Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế = Tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ - Tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế
Trường hợp nào người nộp thuế TNCN được giảm thuế?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về giảm thuế TNCN như sau:
Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Như vậy, người nộp thuế TNCN được xét giảm thuế trong trường hợp gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. Số tiền giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Ngoài ra theo Điều 4 Thông tư 111/2013/TT-BTC, việc xét giảm thuế TNCN được thực hiện theo năm tính thuế.
[1] Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm:
- Thuế TNCN đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng.
- Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.
[2] Mức độ thiệt hại được giảm thuế = Tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại - Khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
[3] Số thuế giảm được xác định như sau:
- Nếu số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
- Nếu số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.