Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01?
Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01?
Căn cứ theo khoản 10 Điều 4 Nghị định 11/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước như sau:
Điều 4. Thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước
....
10. Mẫu tờ khai:
a) Bảng kê nộp thuế; giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước; biên lai thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt vi phạm hành chính được quy định tương ứng theo các Mẫu số 01, 02, 03a1, 03a2, 03b1, 03b2, 03c tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Các chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước được quy định tương ứng theo các Mẫu số 16a1, 16a2, 16a3, 16a4, 16b1, 16b2, 16c1, 16c2, 16c3, 16c4 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Chứng từ chứng nhận nộp tiền vào ngân sách nhà nước của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chứng từ giao dịch của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán nơi người nộp ngân sách nhà nước làm thủ tục nộp tiền thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Luật Kế toán năm 2015.
.....
Theo đó, mẫu Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 là mẫu số 3a01 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP.
Tải Mẫu Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01. Tải về.
Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01? (Hình từ Internet)
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc xử lý vi phạm hành chính?
Theo quy định Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, các hành vi bị nghiêm cấm trong việc xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính.
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng quy định tại Luật này.
- Xác định hành vi vi phạm hành chính không đúng; áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả.
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
- Chống đối, trốn tránh, trì hoãn hoặc cản trở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi điểm a khoản 10 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực như sau:
Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực
1. Mức phạt, tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:
a) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại;
b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng: an ninh trật tự, an toàn xã hội; cản trở hoạt động tố tụng; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao dịch điện tử; bưu chính.
....
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là 30.000.000 đồng, Ngoài ra, mức phạt tối đa này còn áp dụng đối với các nội dung như: bạo lực gia đình; lưu trữ; tín ngưỡng, tôn giáo; thi đua, khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê; đối ngoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.