Luật Bầu cử mới nhất hiện nay là luật nào?
Luật Bầu cử mới nhất hiện nay là luật nào?
Ngày 25/06/2015, Quốc hội ban hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 với các nội dung chính như: Dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu; hội đồng bầu cử; danh sách cử tri; ứng cử và hiệp thương, tuyên truyền, vận động bầu cử; kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 gồm 98 Điều trong 10 Chương có hiệu lực từ ngày 01/9/2015.
Đến tháng 8/2023, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.
Như vậy, trong năm 2023, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 vẫn có hiệu lực và được áp dụng cho đến khi có văn bản thay thế.
Luật Bầu cử mới nhất hiện nay là luật nào? (Hình từ Internet)
Văn bản nào hướng dẫn Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015?
Văn bản bị thay thế
Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997
Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội sửa đổi 2001
Luật Bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân 2003
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân sửa đổi 2010
Văn bản được dẫn chiếu
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Văn bản được căn cứ
Văn bản liên quan cùng nội dung
Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015
Nghị định 19/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
Văn bản hướng dẫn
Nghị quyết 41/NQ-HĐBCQG năm 2021 về hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu và các mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Nghị quyết liên tịch 09/2021/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Thông tư 01/2021/TT-BNV hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Nghị quyết 1187/NQ-UBTVQH14 năm 2021 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Thông tư 06/2016/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Nghị quyết 1132/NQ-UBTVQH13 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 quy định chi tiết, hướng dẫn về tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung
Thông tư 02/2016/TT-BNV hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021
Công văn 1129/UBTVQH13-PL năm 2016 hướng dẫn Điều 73 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
Thông tư 102/2020/TT-BTC hướng dẫn về việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
Hướng dẫn 13-HD/UBKTTW năm 2020 giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp
Nghị quyết 1185/NQ-UBTVQH14 năm 2021 về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa 15
Nghị quyết 1186/2021/UBTVQH14 hướng dẫn về việc tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử?
Căn cứ Điều 68 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử:
Những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử
1. Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
2. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
3. Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
4. Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Như vậy, những hành vi sau bị nghiêm cấm trong vận động bầu cử:
- Lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền trái với Hiến pháp và pháp luật hoặc làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân khác.
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng phương tiện thông tin đại chúng trong vận động bầu cử.
- Lợi dụng vận động bầu cử để vận động tài trợ, quyên góp ở trong nước và nước ngoài cho tổ chức, cá nhân mình.
- Sử dụng hoặc hứa tặng, cho, ủng hộ tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.