Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa là gì?

Cho tôi hỏi quy chế tổ chức bệnh viện quy định nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa như thế nào? Câu hỏi từ chị Luyến (Huế)

Quy chế tổ chức bệnh viện áp dụng đối với các đối tượng nào?

Căn cứ Điều 2 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế tổ chức bệnh viện:

Quy chế bệnh viện được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gọi chung là bệnh viện) kể cả bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng quy chế về tổ chức bệnh viện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư của nước ngoài được phép vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

Như vậy, quy chế bệnh việc được áp dụng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kể cả bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư nước ngoài.

Riêng quy chế về tổ chức bệnh viện, các bệnh viện tư nhân và bệnh viện có vốn đầu tư của nước ngoài được phép vận dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa là gì?

Nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa là gì?(Hình từ Internet)

Bệnh viện có các nhiệm vụ chung nào?

Căn cứ Mục 1 Phần 1 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế tổ chức bệnh viện:

NHIỆM VỤ CHUNG CỦA BỆNH VIỆN
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ sau:
1. Khám bệnh, chữa bệnh:
a. Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo các chế độ chính sách Nhà nước quy định.
b. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
2. Đào tạo cán bộ:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
...

Như vậy, bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và có các nhiệm vụ chung sau:

- Khám bệnh, chữa bệnh

- Đào tạo cán bộ

- Nghiên cứu khoa học

- Chỉ đạo tuyến

- Phòng bệnh

- Hợp tác quốc tế

- Quản lý kinh tế trong bệnh viện

Bệnh viện đa khoa hạng 1 có vị trí và nhiệm vụ gì?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 2 Phần 1 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế tổ chức bệnh viện quy định chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng 1:

- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

+ Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương nơi bệnh viện đóng.

+ Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc tỉnh, thành phố trưng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

- Đào tạo cán bộ y tế:

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học

+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học về y học:

+ Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về y học và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc – Kết hợp với các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện.

+ Nghiên cứu dịch tể học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu …

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo các bệnh viện tuyến dưới phát triển kỹ thuật chuyên môn nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị.

+ Kết hợp với các bệnh viện tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực.

- Phòng bệnh:

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo đúng quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế trong bệnh viện:

+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện.

+ Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.

Bệnh viện đa khoa hạng 2 có vị trí và nhiệm vụ gì?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 3 Phần 1 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện quy định chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng 2:

- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

+ Tiến nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và các ngành.

+ Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

+ Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết.

- Đào tạo cán bộ y tế:

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Nghiên cứu khoa học về y học:

+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

+ Kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện,.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật:

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.

+ Kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

- Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế y tế:

+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh.

+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

Bệnh viện đa khoa hạng 3 có vị trí và nhiệm vụ gì?

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục 4 Phần 1 Quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành Quy chế bệnh viện quy định chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện đa khoa hạng 3:

- Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:

+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

+ Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

+ Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.

+ Tổ chức khám giám định sức khỏe, khám giám định pháp y hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ luật pháp trưng cầu.

+ Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của bệnh viện.

- Đào tạo cán bộ y tế:

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường lớp trung học y tế.

+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Nghiên cứu khoa học về y học:

+ Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

+ Tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

+ Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

+ Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật:

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị).

+ Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế ở địa phương.

- Phòng bệnh:

+ Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

+ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

+ Hợp tác quốc tế:

+ Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

- Quản lý kinh tế y tế:

+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.

+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiệm y tế, đầu tư của nước ngoài, và các tổ chức kinh tế.

+ Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào