Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều?

Cho tôi hỏi có phải đã có Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều không? Mong được giải đáp!

Dự thảo hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều tải về đối với đê cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5 và áp dụng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều.

Theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều tải về thì quy định chung trong công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều là:

- Việc xây dựng kế hoạch, thực hiện duy tu, bảo dưỡng đê điều phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, đảm bảo phù hợp với hiện trạng công trình. Căn cứ khả năng nguồn vốn, hiện trạng đê điều, đặc thù của từng địa phương, cơ quan quản lý đê điều sẽ xác định nội dung ưu tiên để thực hiện, đảm bảo hiệu quả duy tu, bảo dưỡng hàng năm.

- Xử lý khẩn cấp (cấp bách) sự cố đê điều là xử lý những sự cố xảy ra gây nguy hiểm cho đê điều cần phải thực hiện để đảm bảo an toàn đê điều với những nội dung công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều.

- Việc duy tu, bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan, đảm bảo phù hợp các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành.

Nội dung công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều theo Dự thảo gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều tải về quy định về nội dung công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều như sau:

Nội dung công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều

- Sửa chữa, cải tạo, gia cố mặt đê;

- Sửa chữa gia cố đường gom, đường hành lang chân đê, dốc lên xuống đê;

- Sửa chữa, phát quang và trồng cỏ mái đê, cơ đê, chân đê, mái kè; bảo trì cỏ kỹ thuật trên đê; phát quang mái, chân đê, mái kè;

- Đắp đất, trồng, duy trì, chăm sóc cây chắn sóng;

- Khảo sát, phát hiện và xử lý mối và các ẩn hoạ trong đê; khoan phụt vữa gia cố chất lượng đê;

- Kiểm tra đánh giá chất lượng cống dưới đê; xử lý các hư hỏng; nạo vét thượng, hạ lưu của cống dưới đê;

- Kiểm tra hiện trạng kè bảo vệ đê; tu sửa các hư hỏng của kè; nạo vét rãnh thoát nước đỉnh kè;

- Bổ sung, sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều:

+ Cột mốc trên đê;

+ Cột chỉ giới, cột thuỷ chí; công trình giới hạn tải trọng xe đi trên đê; biển báo về đê điều;

+ Trạm và thiết bị quan trắc, theo dõi;

+ Điếm canh đê;

+ Kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng chống lũ lụt, bão;

- Sửa chữa các công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều:

+ Công trình phân lũ, làm chậm lũ;

+ Công trình tràn sự cố; giếng giảm áp;

+ Hạt quản lý đê; bổ sung trang thiết bị tại các hạt quản lý đê;

- Bổ sung, bảo dưỡng, thu gom vật tư dự trữ phòng, chống lũ lụt, bão liên quan đến đê điều;

- Khảo sát địa hình, địa chất, khảo sát mặt cắt cố định ngang sông định kỳ, đo đạc sơ hoạ diễn biến lòng dẫn; đo đạc diễn biến bãi biển trước đê; bổ sung cơ sở dữ liệu về đê điều phục vụ công tác quản lý đê điều và phòng chống lũ lụt, bão;

- Các công việc khác có liên quan trực tiếp tới công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều theo quy định tại Luật Đê điều 2006, pháp luật có liên quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

Nội dung xử lý khẩn cấp sự cố đê điều

Các sự cố đê điều cần phải xử lý khẩn cấp để đảm bảo an toàn hệ thống đê là các sự cố phát sinh trước, trong và sau mùa lũ, bão hàng năm gồm:

- Xử lý sạt trượt mái đê, mái kè;

- Xử lý nứt đê;

- Xử lý sập tổ mối trên đê;

- Xử lý sụt, lún đê;

- Xử lý đoạn bờ sông bị sạt trượt có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đê điều;

- Xử lý rò rỉ, thấm, tổ mối và các khuyết tật khác của đê;

- Xử lý lỗ sủi, mạch sủi, bãi sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt;

- Xử lý trường hợp nước lũ tràn qua đỉnh đê;

- Xử lý các sự cố hư hỏng cống qua đê;

- Hàn khẩu đê;

- Xử lý giếng giảm áp làm việc không bình thường: tắc giếng; nước từ trong giếng, khu vực cát thấm lọc có hiện tượng nước đục và kéo theo bùn cát thoát ra ngoài.

Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều?

Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều? (Hình từ Internet)

Phạm vi bảo vệ đê điều được quy định như thế nào theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo Điều 23 Luật Đê điều 2006 quy định về phạm vi bảo vệ đê điều như sau:

- Phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê.

- Hành lang bảo vệ đê được quy định như sau:

+ Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2 và cấp 3 ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng; hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển;

+ Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp 4, cấp 5 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.

- Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.

- Trường hợp cần mở rộng hành lang bảo vệ đê đối với vùng đã xảy ra đùn, sủi hoặc có nguy cơ đùn, sủi gây nguy hiểm đến an toàn đê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực địa.

Trân trọng

Bảo dưỡng đê điều
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo dưỡng đê điều
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Thông tư hướng dẫn công tác duy tu bảo dưỡng đê điều và xử lý khẩn cấp sự cố đê điều?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo dưỡng đê điều
Chu Tường Vy
644 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo dưỡng đê điều

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo dưỡng đê điều

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào