Tổng hợp các khoản phụ cấp dành cho bác sĩ hiện nay?

Cho tôi hỏi hiện nay bác sĩ được hưởng các khoản phụ cấp nào? Câu hỏi từ anh Thân (Quảng Ngãi)

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được phân hạng chức danh nghề nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ:

Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
2. Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
a) Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
b) Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
c) Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
3. Chức danh y sĩ:
a) Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07

Như vậy, bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được phân hạng chức danh nghề nghiệp như sau:

- Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:

+ Bác sĩ cao cấp (hạng 1) Mã số: V.08.01.01

+ Bác sĩ chính (hạng 2) Mã số: V.08.01.02

+ Bác sĩ (hạng 3) Mã số: V.08.01.03

- Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:

+ Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) Mã số: V.08.02.04

+ Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng 2) Mã số: V.08.02.05

+ Bác sĩ y học dự phòng (hạng 3) Mã số: V.08.02.06

- Chức danh y sĩ: Y sĩ hạng 4 Mã số: V.08.03.07

Hiện nay, bác sĩ được hưởng các khoản phụ cấp nào?

Hiện nay, bác sĩ được hưởng các khoản phụ cấp nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:

- Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

- Tôn trọng quyền của người bệnh.

- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

Tổng hợp các khoản phụ cấp dành cho bác sĩ hiện nay?

Hiện nay, các bác sĩ được hưởng các khoản phụ cấp sau:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định tại Công văn 6608/BYT-TCCB năm 2005:

Điều kiện hưởng trợ cấp

Hệ số

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;

- Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

- Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;

- Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

0.1

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo;

- Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;

- Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;

- Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong.

0.2

- Giải phẫu bệnh lý;

- Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng);

- Chiết xuất dược liệu độc bảng A;

- Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:

- Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí;

+ Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;

+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

+ Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;

- Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).

0.3

- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;

- Chiếu chụp, điện quang;

- Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;

- Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;

- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.

0.4

Phụ cấp đặc thù quy định tại Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:

1. Phụ cấp thường trực quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

+ 115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 1, hạng đặc biệt.

+ 90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng 2.

+ 65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

+ 25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

- Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

- Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

- Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên;

- Thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên;

- Thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

- Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

- Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

+ Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

+ Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

2. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:

Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:

Lưu ý: Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại theo quy định trên.

3. Phụ cấp chống dịch quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg:

- Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; tham gia chống dịch; trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm (sau đây gọi chung là tham gia chống dịch) được hưởng phụ cấp chống dịch theo mức sau đây:

+ Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A: 150.000 đồng/ngày/người;

+ Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B: 100.000 đồng/ngày/người;

+ Bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C: 75.000 đồng/ngày/người;

- Nếu tham gia chống dịch vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên.

- Nếu tham gia chống dịch vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Vũ Hiền Mai
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào