Trợ cấp xã hội là gì? Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội không?

Cho hỏi: Trợ cấp xã hội là gì? Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội không? Câu hỏi của chú Tý (Tuy An)

Trợ cấp xã hội là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định cụ thể khái niệm về thuật ngữ trợ cấp xã hội. Tuy nhiên, căn cứ theo các văn bản liên quan có thể hiểu:

Trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các thành viên của xã hội trong những trường hợp những thành viên này gặp rủi ro, hiểm nghèo, nghèo đói, bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trợ cấp xã hội là gì? Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội không?

Trợ cấp xã hội là gì? Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội không? (Hình từ Internet)

Trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội ban hành về các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...

Như vậy, đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi từ đủ 16 tuổi theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với trường hợp Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

Mức trợ cấp xã hội đối với trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
a) Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

Như vậy, mức trợ cấp xã hội đối với trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, tối thiểu như sau:

- Đối với trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi dưới 4 tuổi thì được hệ số là 2.5 x 360.000 = 900.000 đồng/tháng.

- Đối với trẻ em bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi trên 4 tuổi thì được hệ số là 1.5 x 360.000 = 540.000 đồng/tháng.

Lưu ý: Mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP là 360.000 đồng/tháng. Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Trần Cao Kỵ
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào