Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành có trách nhiệm như thế nào?

Các cơ quan có trách nhiệm gì trong phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh? Câu hỏi từ chị Hà (TP.Hồ Chí Minh)

Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND có quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức lễ hội, sự kiện như sau:

Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức lễ hội, sự kiện
1. Ban Tổ chức lễ hội, sự kiện cần có sự phân công trách nhiệm đầy đủ các thành viên trong Ban Tổ chức; phải có thẻ đeo trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.
2. Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện công tác an ninh, trật tự; phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; an toàn giao thông; điều tiết giao thông; thời gian cấm đường và lộ trình thay thế.
3. Lên phương án các lối thoát hiểm ở khu vực tổ chức trước, trong và sau sự kiện để hạn chế tối đa các tình huống xấu có thể xảy ra và có phương án xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.
...

Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức lễ hội, sự kiện:

- Ban Tổ chức lễ hội, sự kiện cần có sự phân công trách nhiệm đầy đủ các thành viên trong Ban Tổ chức; phải có thẻ đeo trong thời gian thực hiện nhiệm vụ.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:

+ Công tác an ninh, trật tự;

+ Phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;

+ An toàn giao thông;

+ Điều tiết giao thông;

+ Thời gian cấm đường và lộ trình thay thế.

- Lên phương án các lối thoát hiểm ở khu vực tổ chức trước, trong và sau sự kiện để hạn chế tối đa các tình huống xấu có thể xảy ra và có phương án xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra.

- Bố trí xe cấp cứu cùng ekip ứng trực tại hiện trường;

- Kịp thời phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm cấp cứu 115, cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn hỗ trợ về nhân viên y tế, phương tiện chuyên dụng, cùng trang thiết bị, cơ số thuốc đáp ứng được yêu cầu sơ cấp cứu, xử lý khi có tình huống nguy cấp xảy ra.

- Thẩm định đầy đủ các nội dung liên quan đến đề xuất tổ chức sự kiện của cơ quan, đơn vị tổ chức;

- Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép tổ chức.

- Trường hợp không cho phép tổ chức, cấp có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, giải thích cho cơ quan, đơn vị tổ chức biết lý do từ chối cấp phép.

- Trường hợp được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép tổ chức, cơ quan chủ trì sự kiện có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện, có kế hoạch kiểm tra, giám sát và có biên bản nghiệm thu việc chấp hành các nội dung đã được cấp phép.

- Các đơn vị phối hợp kiểm tra trước, trong và sau tổ chức lễ hội, sự kiện.

- Đề xuất cấp có thẩm quyền tạm ngưng hoặc ngưng tổ chức lễ hội, sự kiện của cơ quan, đơn vị không chấp hành đầy đủ các nội dung được cấp phép hoặc khi cơ quan quản lý Nhà nước nhận thấy việc tiếp tục tổ chức sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn, có thể gây cháy, nổ.

Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành có trách nhiệm như thế nào?

Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành có trách nhiệm như thế nào?(Hình từ Internet)

Đơn vị tổ chức lễ hội, sự kiện có trách nhiệm gì trong việc phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ khoản 1 khoản 2 khoản 3 Điều 6 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của đơn vị tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Cung cấp đầy đủ thông tin, chứng minh được khả năng, kinh nghiệm đã từng tổ chức các lễ hội, sự kiện trong và ngoài nước, tối thiểu trong 02 (hai) năm liên tiếp liên quan đến cơ quan chủ trì tổ chức lễ hội, sự kiện (sở, ban, ngành Thành phố; Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận - huyện có liên quan).

- Có trách nhiệm thông báo và đính kèm văn bản chấp thuận do cơ quan có thẩm quyền cấp liên quan đến hoạt động cho chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận - huyện) nơi diễn ra hoạt động tổ chức lễ hội, sự kiện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương.

- Có trách nhiệm xử lý hiệu quả và phối hợp cùng chính quyền địa phương trong việc xử lý tình huống, sự cố phát sinh xảy ra trong quá trình tổ chức hoạt động.

- Thực hiện nghiêm quy định về thời gian, địa điểm, quy mô tổ chức, số lượng người tham dự, phương án bố trí lực lượng, kiểm soát an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, vệ sinh môi trường... sau khi được cấp có thẩm quyền cấp phép.

Trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan trong việc phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?

Căn cứ Điều 7 Quy chế Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 2330/QĐ-UBND quy định trách nhiệm của các sở, ban, ngành có liên quan:

Khi cơ quan chủ trì sự kiện đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép tổ chức sự kiện, các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện cụ thể:

Sở Văn hóa và Thể thao

- có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền, chức năng của Sở Văn hóa và Thể thao trong tổ chức lễ hội, sự kiện trên địa bàn Thành phố;

- Cung cấp đầy đủ các thông tin đến các cơ quan, đơn vị liên quan các sự kiện.

Công an Thành phố

- Triển khai đảm bảo an ninh trật tự (giao thông và phòng cháy chữa cháy) khi có chấp thuận của Ủy ban nhân dân Thành phố và đề nghị hỗ trợ của sở, ban, ngành liên quan cho việc tổ chức lễ hội, sự kiện.

Bộ Tư lệnh Thành phố

- Có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong quân đội có kế hoạch phối hợp với công an, chính quyền địa phương nơi đóng quân về phương án bảo đảm trên địa bàn quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

+ An ninh trật tự

+ Trật tự an toàn giao thông

+ Kiểm tra an toàn rà phá bom mìn

+ Thiết bị bay cho các hoạt động sự kiện diễn ra

Sở Du lịch

- Có trách nhiệm giới thiệu, quảng bá về sự kiện và quy định tập trung đông người đến các công ty lữ hành, đoàn khách du lịch trong nước và ngoài nước tham quan Thành phố.

- Cung cấp các quy định, nội dung đến khách tham quan khi tham gia lễ hội, sự kiện.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền, chức năng được giao.

Sở Giao thông vận tải

- Có trách nhiệm hướng dẫn về thời gian ngăn đường, lộ trình thay thế, bàn giao mặt bằng.

- Tạo điều kiện cho các phương tiện vận chuyển trang thiết bị thi công phục vụ các hoạt động.

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các thủ tục theo đúng quy định.

- Tùy theo sự kiện, lễ hội sẽ thực hiện thẩm định theo chức năng, tham quyền của đơn vị.

Sở Thông tin và Truyền thông

- Có trách nhiệm bảo đảm thông tin an toàn, thông suốt, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm soát thông tin để phục vụ yêu cầu bảo đảm trật tự nơi đông người.

Sở Y tế

- Có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm cấp cứu 115 và các cơ sở y tế hỗ trợ về nhân viên y tế, phương tiện chuyên dụng, cùng trang thiết bị, cơ số thuốc đáp ứng được yêu cầu sơ cấp cứu, xử lý khi có tình huống nguy cấp xảy ra, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh;

- Có kế hoạch cấp cứu tại các bệnh viện khi cần thiết.

Sở Ngoại vụ

- Có trách nhiệm hướng dẫn, tuyên truyền và cung cấp các quy định về điều kiện tổ chức sự kiện

- Quy định tập trung đông người đến các cơ quan Lãnh sự và các tổ chức Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nội dung yêu cầu của cơ quan chủ trì sự kiện.

- Đồng thời thực hiện chức năng, thẩm quyền được giao.

Sở Xây dựng

- Có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về trọng tải của hệ thống hạng mục sự kiện đảm bảo an toàn khi đưa vào sử dụng;

- Đảm bảo chiếu sáng khu vực theo yêu cầu và bố trí hệ thống chiếu sáng khẩn cấp

- Hỗ trợ việc cấp phép treo phướn tuyên truyền trên các trụ đèn chiếu sáng tại các tuyến đường Thành phố;

- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện các thủ tục theo quy định khi thực hiện các lễ hội, sự kiện.

- Bàn giao mặt bằng công viên hoặc các khu vực tổ chức sự kiện, lễ hội cho đơn vị thực hiện.

- Tùy theo sự kiện, lễ hội sẽ thực hiện thẩm định theo chức năng, thẩm quyền được giao.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan

- Chủ động nắm tình hình, có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và các tổ chức thành viên

- Tuyên truyền nội dung các lễ hội, sự kiện sắp diễn ra, hướng dẫn Nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Có ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng.

- Phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, giao thông và phòng cháy chữa cháy trong phạm vi địa phương;

- Phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý tốt việc các sự kiện không tuân thủ đúng các quy định của Ban Tổ chức và những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng tại địa phương.

- Ủy ban nhân dân Thành phố Thủ Đức và các quận - huyện:

+ Có trách nhiệm nắm bắt đầy đủ các thông tin về các sự kiện diễn ra trên địa bàn

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, giám sát và đảm bảo các điều kiện để sự kiện diễn ra an toàn, đúng quy định theo chức năng quản lý địa bàn.

+ Căn cứ vào Quy chế này, tùy theo tình hình thực tế, các đơn vị chủ động xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn tại địa phương.

Trân trọng!

Tổ chức lễ hội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức lễ hội
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Văn hóa , thể thao và du lịch ban hành Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống?
Hỏi đáp Pháp luật
Các địa điểm tổ chức lễ hội, sự kiện được cho phép tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Phối hợp tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa và thể thao tập trung đông người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan ban ngành có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những lễ hội nào cần đăng ký tổ chức lễ hội với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức lễ hội bánh mỳ thì có cần xin phép cơ quan nhà nước không? Thủ tục xin phép tổ chức lễ hội cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống của các bộ, ngành, địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Việc thông báo tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội quy mô cấp quốc gia, cấp khu vực, lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung văn bản thông báo tổ chức lễ hội được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức lễ hội
Phan Vũ Hiền Mai
471 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức lễ hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tổ chức lễ hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào