Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?
Dịch vụ phần mềm là gì?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị định 71/2007/NĐ-CP định nghĩa về dịch vụ phần mềm:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.
...
Như vậy, dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định các loại dịch vụ phần mềm bao gồm:
- Dịch vụ quản trị, bảo hành, bảo trì hoạt động của phần mềm và hệ thống thông tin;
- Dịch vụ tư vấn, đánh giá, thẩm định chất lượng phần mềm;
- Dịch vụ tư vấn, xây dựng dự án phần mềm;
- Dịch vụ tư vấn định giá phần mềm;
- Dịch vụ chuyển giao công nghệ phần mềm;
- Dịch vụ tích hợp hệ thống;
- Dịch vụ bảo đảm an toàn, an ninh cho sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin;
- Dịch vụ phân phối, cung ứng sản phẩm phần mềm;
- Các dịch vụ phần mềm khác.
Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?(Hình từ Internet)
Hoạt động công nghiệp phần mềm được áp dụng mức ưu đãi như thế nào?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định hoạt động công nghiệp phần mềm được áp dụng mức ưu đãi:
- Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh phần mềm; sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số được hưởng chế độ ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật thuế và ưu đãi trong việc sử dụng đất;
+ Các sản phẩm phần mềm được sản xuất tại Việt Nam và các dịch vụ phần mềm do các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam cung cấp được áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế giá trị gia tăng và thuế xuất khẩu.
- Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ngoài việc tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung còn tham gia nhiều loại hình hoạt động khác thì chỉ được hưởng các chính sách ưu đãi quy định đối với các hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phần mềm;
Dịch vụ phần mềm chịu thuế suất giá trị gia tăng bao nhiêu?
Căn cứ khoản 21 Điều 4 Thông tư 219/2013/NĐ-CP quy định đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
...
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng;
Trường hợp không tách riêng được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Như vậy, dịch vụ phần mềm không chịu thuế giá trị gia tăng.
Trong trường hợp nếu không tách riêng dịch vụ phần mềm được thì thuế giá trị gia tăng được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm có quyền và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 71/2007/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm:
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định sau:
- Tham gia nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghệ thông tin;
- Sản xuất, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin;
- Số hóa, duy trì và làm tăng giá trị các nguồn tài nguyên thông tin;
- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm, dịch vụ do mình tạo ra và được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm điều kiện và tuân thủ các quy định của Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Bảo đảm tính trung thực của kết quả nghiên cứu - phát triển, sản xuất;
- Định kỳ hàng năm chậm nhất vào ngày 15 tháng 3, doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin phải gửi báo cáo tình hình hoạt động chuyên ngành công nghiệp công nghệ thông tin của năm trước đó cho Sở Bưu chính, Viễn thông địa phương. Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định chi tiết các nội dung báo cáo.
Ngoài các quy định trên, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động công nghiệp phần mềm phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và các quy định sau:
- Tổ chức, cá nhân không được thực hiện các hành vi nhằm có được mã nguồn của phần mềm, cấu trúc thiết kế phần mềm, hay các nội dung cơ bản của phần mềm, tài liệu phần mềm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu phần mềm.
- Cá nhân được thuê nghiên cứu - phát triển phần mềm hoặc bất cứ cá nhân nào tiếp cận phần mềm đều không được sao chép, sử dụng phần mềm, tài liệu phần mềm, cấu trúc phần mềm, mã nguồn phần mềm hay các nội dung cơ bản của phần mềm mà mình được tiếp cận vào bất cứ mục đích gì khi chưa được sự cho phép của chủ đầu tư nghiên cứu - phát triển phần mềm đó.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.