Thực hiện thanh tra thì cần căn cứ vào đâu để ra quyết định thanh tra?
Thực hiện thanh tra thì cần căn cứ vào đâu để ra quyết định thanh tra?
Căn cứ quy định Điều 51 Luật Thanh tra 2022 quy định về căn cứ ra quyết định thanh tra như sau:
Căn cứ ra quyết định thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
1. Kế hoạch thanh tra;
2. Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
4. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
5. Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Như vậy, khi ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
- Kế hoạch thanh tra;
- Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
Thực hiện thanh tra thì cần căn cứ vào đâu để ra quyết định thanh tra? (Hình từ internet)
Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 52 Luật Thanh tra 2022 quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra
..
2. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu; giải quyết kịp thời các kiến nghị của Đoàn thanh tra và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm sau:
- Tổ chức, chỉ đạo Đoàn thanh tra, bảo đảm nguyên tắc hoạt động thanh tra, bảo đảm cuộc thanh tra được thực hiện đúng pháp luật, đúng mục đích, yêu cầu;
- Giải quyết kịp thời các kiến nghị của Đoàn thanh tra và các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Hồ sơ thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 57 Luật Thanh tra 2022 hồ sơ thanh tra được quy định như sau:
- Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc lập, bàn giao hồ sơ thanh tra.
- Việc mở hồ sơ thanh tra bắt đầu từ ngày người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra và kết thúc hồ sơ vào ngày người có thẩm quyền ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.
- Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn thành việc lập và bàn giao hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra.
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 49 Luật Thanh tra 2022 quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Như vậy, để tiến hành thực hiện một cuộc thanh tra hành chính thì cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
+ Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
+ Ban hành quyết định thanh tra;
+ Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
+ Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
Bước 2: Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
+ Công bố quyết định thanh tra;
+ Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
+ Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
+ Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
Bước 3: Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
+ Báo cáo kết quả thanh tra;
+ Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
+ Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
+ Ban hành kết luận thanh tra;
+ Công khai kết luận thanh tra.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.