Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hưởng miễn trừ thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
- Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hưởng miễn trừ thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là bao lâu?
- Thời hạn được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là bao lâu?
- Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bị bãi bỏ khi nào?
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hưởng miễn trừ thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày
Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận hưởng miễn trừ thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm? (Hình từ internet)
Thời hạn được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là bao lâu?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 21 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
...
3. Thời hạn hưởng miễn trừ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời gian 90 ngày trước khi thời hạn hưởng miễn trừ kết thúc, theo đề nghị của các bên tham gia thỏa thuận, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét, quyết định việc tiếp tục hoặc không tiếp tục hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Trường hợp tiếp tục được hưởng miễn trừ thì thời hạn hưởng miễn trừ là không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định tiếp tục hưởng miễn trừ.
Như vậy, trường hợp được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chấp thuận hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định thì thời hạn hưởng miễn trừ không quá 05 năm kể từ ngày ra quyết định.
Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bị bãi bỏ khi nào?
Căn cứ quy định Điều 23 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như sau:
Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
a) Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
b) Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
c) Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
d) Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.
2. Trường hợp điều kiện được hưởng miễn trừ không còn, bên được hưởng miễn trừ có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để ra quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ.
3. Quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ phải được gửi cho các bên tham gia thỏa thuận trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ trong các trường hợp sau đây:
- Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn;
- Phát hiện có sự gian dối trong việc đề nghị hưởng miễn trừ;
- Doanh nghiệp được hưởng miễn trừ vi phạm các điều kiện, nghĩa vụ để được hưởng miễn trừ trong quyết định hưởng miễn trừ;
- Quyết định hưởng miễn trừ dựa trên thông tin, tài liệu không chính xác về điều kiện được hưởng miễn trừ.
- Điều kiện được hưởng miễn trừ không còn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.