Huấn luyện viên tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng trình độ chuyên môn như thế nào?

Huấn luyện viên tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng trình độ chuyên môn như thế nào? Câu hỏi từ bạn Kỳ Anh (Bình Phước)

Huấn luyện viên tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng trình độ chuyên môn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 30 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi bổ sung 2023 ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-LĐBĐVN 2023 Quy chế quy định về tiêu chuẩn Huấn luyện viên như sau:

- Huấn luyện viên tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu về trình độ chuyên môn theo bảng liệt kê dưới đây hoặc bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhậ, cụ thể như sau:

Đối với giải vô địch quốc gia:

Huấn luyện viên vô địch quốc giá

Đối với giải hạng Nhất quốc gia:

hạng nhất quốc gia

Huấn luyện viên tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp phải có hợp đồng lao động và được câu lạc bộ đăng ký với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, đơn vị tổ chức giải.

Huấn luyện viên giải chuyên nghiệp

Huấn luyện viên tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp phải đáp ứng trình độ chuyên môn như thế nào? (Hình từ Internet)

Huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp có được ký kết hợp đồng với nhiều câu lạc bộ không?

Theo quy định tại Điều 31 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi bổ sung 2023 ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-LĐBĐVN 2023 Quy chế quy định về hợp đồng lao động huấn luyện viên như sau:

Hợp đồng lao động Huấn luyện viên
1. Huấn luyện viên phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của FIFA, AFC và Quy chế này.
2. Hợp đồng làm thành tối thiểu 03 (ba) bản chính, 01 (một) bản lưu tại câu lạc bộ, 01 (một) bản do huấn luyện viên giữ và 01 (một) bản đăng ký tại LĐBĐVN.
3. Trong hợp đồng lao động phải quy định việc huấn luyện viên có nghĩa vụ tuân thủ các quy định hiện hành của câu lạc bộ: Nội quy, quy định, quy chế, thỏa ước lao động tập thể (nếu có) và câu lạc bộ phải thông báo hoặc cung cấp cho huấn luyện viên các quy định này khi ký kết hợp đồng lao động với huấn luyện viên.
4. Các điều khoản của hợp đồng cho phép câu lạc bộ thêm thời gian thanh toán số tiền đến hạn cho huấn luyện viên sẽ không được công nhận, ngoại trừ được nêu trong thỏa ước lao động tập thể.
5. Huấn luyện viên không được đồng thời ký kết hợp đồng lao động với nhiều câu lạc bộ để huấn luyện những câu lạc bộ có lợi ích đối lập nhau.
6. Việc xử lý kỷ luật đối với huấn luyện viên không được trái quy định của pháp luật về lao động. Nếu việc áp dụng kỷ luật là không đúng, câu lạc bộ có trách nhiệm huỷ bỏ thực hiện kỷ luật, công khai xin lỗi huấn luyện viên trước toàn đội, khôi phục danh dự và các quyền lợi vật chất cho huấn luyện viên như trước khi chưa bị kỷ luật.
7. Nếu huấn luyện viên đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc cấm làm nhiệm vụ theo quyết định kỷ luật của LĐBĐVN thì câu lạc bộ mới có trách nhiệm thực thi biện pháp kỷ luật này đối với huấn luyện viên.

Tại một thời điểm, Huấn luyện viên chỉ được ký hợp đồng lao động với một câu lạc bộ duy nhất;

Huấn luyện viên không được đồng thời ký kết hợp đồng lao động với nhiều câu lạc bộ để huấn luyện những câu lạc bộ có lợi ích đối lập nhau.

Huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 31 Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi bổ sung 2023 ban hành kèm theo Quyết định 04/QĐ-LĐBĐVN 2023 Quy chế quy định về chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

Chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động chỉ có thể được chấm dứt khi hết thời hạn hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn:
a) Câu lạc bộ, huấn luyện viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về lao động, Quy chế này và quy định của FIFA. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc không có lý do chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, quy định của LĐBĐVN, FIFA.
b) Câu lạc bộ hoặc huấn luyện viên có hành vi gian dối, ép buộc bên còn lại nhằm chấm dứt hoặc thay đổi các điều khoản của hợp đồng lao động thì bên còn lại được quyền chấm dứt hợp đồng có lý do chính đáng mà không phải bồi thường.
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn vì lý do nợ lương:
a) Huấn luyện viên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu không được câu lạc bộ trả tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn.
b) Trường hợp huấn luyện viên không hưởng lương theo tháng, câu lạc bộ không trả khoản tiền lương tương đương tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn thì huấn luyện viên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
c) Huấn luyện viên chỉ có thể được chấm dứt hợp đồng theo các điểm a, b khoản này với điều kiện đã thông báo bằng văn bản cho câu lạc bộ về việc không thanh toán tiền lương mặc dù đã đưa ra thời hạn tối thiểu là 15 (mười lăm) ngày để câu lạc bộ thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
d) Nếu thỏa ước lao động tập thể có quy định khác với các điểm a, b, c khoản này thì thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể
4. Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc không có lý do chính đáng:
a) Trong mọi trường hợp, bên vi phạm sẽ phải bồi thường. Mức bồi thường phá vỡ hợp đồng được tính toán trên cơ sở quy định của pháp luật về lao động, Quy chế này, các quy định liên quan và đặc thù của môn bóng đá; đồng thời tính toán trên cơ sở thời gian còn lại của hợp đồng bị chấm dứt trước thời hạn (tối đa là 36 tháng đối với hợp đồng không xác định thời hạn) nếu huấn luyện viên không ký bất kỳ hợp đồng mới nào sau khi chấm dứt hợp đồng trước đó, các khoản phí và khoản phải chi do câu lạc bộ đã trả hoặc phải chịu. Quy định của FIFA về mức bồi thường giảm nhẹ và mức bồi thường bổ sung có thể được xem xét áp dụng.
b) Nếu thỏa ước lao động tập thể có quy định khác với điểm a khoản này nhưng phù hợp với quy định của pháp luật về lao động thì thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể.

Huấn luyện viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

- Huấn luyện viên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong các trường hợp theo quy định của pháp luật về lao động, Quy chế này và quy định của FIFA;

- Câu lạc bộ có hành vi gian dối, ép buộc bên còn lại nhằm chấm dứt hoặc thay đổi các điều khoản của hợp đồng lao động thì Huấn luyện viên được quyền chấm dứt hợp đồng có lý do chính đáng mà không phải bồi thường;

- Huấn luyện viên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn nếu không được câu lạc bộ trả tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn.

- Trường hợp huấn luyện viên không hưởng lương theo tháng, câu lạc bộ không trả khoản tiền lương tương đương tối thiểu 02 (hai) tháng tiền lương khi đến hạn thì huấn luyện viên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đình Mạnh Tú
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào