Nhặt được sổ tiết kiệm người khác có rút được tiền không?
Nhặt được sổ tiết kiệm người khác có rút được tiền không?
Sổ tiết kiệm là loại giấy tờ, tài liệu dùng để xác nhận quyền sở hữu số tiền gửi tiết kiệm của người gửi tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác. Sổ tiết kiệm còn có tên gọi khác là thẻ tiết kiệm. Và loại giấy tờ này thường được cung cấp cho người gửi tiền khi họ gửi trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng. Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định.
Thẻ tiết kiệm
1. Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
...
Theo đó, để được nhận tiền gửi trong sổ tiết kiệm tại Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN có hướng dẫn cụ thể thủ tục như sau:
Bước 1: Người gửi tiết kiệm xuất trình các loại giấy tờ sau đây:
- Sổ tiết kiệm.
- Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền nếu gửi tiết kiệm chung hoặc giấy uỷ quyền/giấy tờ chứng minh tư cách đại diện cùng với giấy tờ xác minh thông tin người gửi.
Thông thường, ở mục này, các ngân hàng sẽ yêu cầu xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn…
- Giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng. Bởi trước khi gửi tiền, người gửi phải đăng ký chữ ký mẫu. Do đó, để được rút tiền, người gửi cũng phải ký đúng chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng trước đó.
Riêng trường hợp, người gửi không đọc được, không nhìn được thì từng ngân hàng sẽ có hướng dẫn cụ thể riêng.
Bước 2: Ngân hàng đối chiếu và kiểm tra chính xác thông tin của người gửi tiền, người đại diện hoặc người được uỷ quyền với các thông tin trên sổ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền với chữ ký đã đăng ký với ngân hàng và thông tin đã được lưu trữ tại ngân hàng.
Bước 3: Ngân hàng trả cả gốc và lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Có thể thấy, để được rút tiền ra từ sổ tiết kiệm, không phải chỉ cần mang mỗi sổ tiết kiệm mà còn cần các loại giấy tờ khác. Đồng thời, ngân hàng cũng đối chiếu nhiều loại thông tin, giấy tờ, tài liệu để đảm bảo chi trả tiền lãi, tiền gửi đúng cho người gửi hoặc người đại diện/người uỷ quyền của người gửi.
Như vậy, có thể khẳng định việc nhặt được sổ tiết kiệm người khác có rút được tiền không là KHÔNG, người nhặt được sổ tiết kiệm sẽ không thể rút được tiền trong sổ tiết kiệm.
Nhặt được sổ tiết kiệm người khác có rút được tiền không? (Hình từ Internet)
Rút tiền trong sổ tiết kiệm của người khác bị phạt thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
- Xử phạt hành chính: Do nhặt được sổ tiết kiệm của người khác nhưng không trả lại cho người mất mà còn dùng sổ tiết kiệm đó để đi rút tiền thì có thể coi đó là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Như vậy, người nhặt được sổ tiết kiệm sau đó đi rút tiền trong sổ tiết kiệm của người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng vì hành vi chiếm trái phép tài sản của người khác và sẽ bị buộc trả lại sổ tiết kiệm.
Lưu ý: Đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp hai lần cá nhân.
Rút tiền trong sổ tiết kiệm của người khác có bị đi tù không?
Căn cứ tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm b khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản cụ thể như sau:
Tội sử dụng trái phép tài sản
1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là tài sản là di vật, cổ vật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Tài sản là bảo vật quốc gia;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội sử dụng trái phép tài sản trị giá 1.500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, việc rút tiền trong sổ tiết kiệm của người khác có thể bị truy cứu về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.