Sửa đổi điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới?
Sửa đổi điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới?
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP có quy định về điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới như sau:
Đăng kiểm viên
1. Điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới
a) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương. Trường hợp không đầy đủ các nội dung trên, có thể được đào tạo bổ sung tại các cơ sở giáo dục đại học;
b) Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp học viên đã có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, có tổng thời gian làm việc cộng dồn từ 12 tháng đến 24 tháng thì thời gian thực tập là 06 tháng, trên 24 tháng thì thời gian thực tập là 03 tháng (Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô căn cứ hợp đồng làm việc với học viên và hồ sơ bảo hiểm xã hội để xác nhận và chịu trách nhiệm về thời gian làm việc của học viên tại cơ sở).
c) Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
...
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới sẽ đổi thành chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới. Và để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Trình độ chuyên môn:
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo Kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học có các nội dung sau: Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương.
Trường hợp không đầy đủ các nội dung trên, có thể được đào tạo bổ sung tại các cơ sở giáo dục đại học;
- Có tối thiểu 12 tháng thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên theo nội dung do Bộ Giao thông vận tải quy định.
Trường hợp học viên đã có kinh nghiệm trực tiếp thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP, có tổng thời gian làm việc cộng dồn từ 12 tháng đến 24 tháng thì thời gian thực tập là 06 tháng, trên 24 tháng thì thời gian thực tập là 03 tháng
Lưu ý: Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô căn cứ hợp đồng làm việc với học viên và hồ sơ bảo hiểm xã hội để xác nhận và chịu trách nhiệm về thời gian làm việc của học viên tại cơ sở.
- Có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản đánh giá đăng kiểm viên.
Xem Biên bản đánh giá đăng kiểm viên tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP tại đây.
- Có giấy phép lái xe ô tô còn hiệu lực.
Sửa đổi điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 139/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 14 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bao gồm:
- Đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên;
- Lý lịch chuyên môn (đối với trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới lần đầu và cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới sau khi bị thu hồi);
Xem chi tiết mẫu lý lịch chuyên môn tại đây.
- Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học;
- Văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên của đơn vị đăng kiểm; văn bản xác nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 139/2018/NĐ-CP nếu có;
- Ảnh màu cỡ 4 cm x 6 cm, chụp kiểu thẻ căn cước, trong thời gian không quá 06 tháng.
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 139/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 14 Điều 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 30/2023/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ đăng kiểm viên và nộp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Đối với hạng đăng kiểm viên xe cơ giới, việc nộp hồ sơ phải được thực hiện trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày hoàn thành thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên;
Bước 2: Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ;
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; nếu đạt yêu cầu thì thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ đăng kiểm viên thời gian đánh giá thực hành nghiệp vụ trên dây chuyền kiểm định và đánh giá việc nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định; nếu không đạt thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
Bước 4: Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên, kết quả đánh giá được ghi vào Biên bản đánh giá đăng kiểm viên;
Nếu kết quả đánh giá đạt yêu cầu thì cấp chứng chỉ đăng kiểm viên trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày đánh giá. Trường hợp đánh giá không đạt, tổ chức, cá nhân được quyền đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam đánh giá lại sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá;
Bước 5: Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức trực tuyến.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.