Thời gian tối thiểu và tối đa khi đi cai nghiện bắt buộc đối với người trên 18 tuổi là bao lâu?

Cho tôi hỏi thời gian cai nghiện bắt buộc đối với người trên 18 tuổi là bao lâu? Trường hợp nào sử dụng ma túy nhưng không phải đi cai nghiện bắt buộc? Mong được giải đáp thắc mắc!

Đối tượng nghiện ma túy trên 18 tuổi nào sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 49 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.
...

Đồng thời, tại Điều 32 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.

Như vậy, các đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các đối tượng nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên cụ thể là:

- Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;

- Tái sử dụng ma túy trong thời gian cai nghiện tự nguyện;

- Người nghiện sử dụng các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;

- Tái nghiện trong thời gian quản lý sau cai nghiện.

Thời gian tối thiểu và tối đa khi đi cai nghiện bắt buộc là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời gian tối thiểu và tối đa khi đi cai nghiện bắt buộc đối với người trên 18 tuổi là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:

Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng.

Như vậy, những người thuộc đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ có thời gian thực hiện tối thiểu là 12 tháng và tối đa là 24 tháng.

Quy trình cai nghiện cai nghiện ma túy bắt buộc gồm những bước nào?

Căn cứ tại Điều 29 Luật Phòng, chống ma túy 2021 quy định về quy trình cai nghiện ma túy như sau:

Quy trình cai nghiện ma túy
1. Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
2. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, khi cái nghiện ma túy bắt buộc thì cơ sở cái nghiện bắt buộc cần phải đảm bảo đủ 05 bước theo quy định của pháp luật:

Bước 1: Tiếp nhận và phân loại đối tượng nghiện;

Bước 2: Điều trị cắt cơn nghiện, rối loạn tâm thần và các bệnh lý đi kèm;

Bước 3: Giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách;

Bước 4: Lao động trị liệu, học nghề;

Bước 5: Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chu Tường Vy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào