Pháp nhân thương mại phải nộp bao nhiêu tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử?

Mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử? Nộp tiền ở đâu và thời gian như thế nào? Câu hỏi của chị Khánh - Nam Định

Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tại đâu?

Căn cứ tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án như sau:

Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
...
2. Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án có thể được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan tài chính trong quân đội.
Trường hợp pháp nhân thương mại nộp tiền bằng ngoại tệ thì khi nộp tiền phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái của liên ngân hàng tại thời điểm nộp tiền giữa Việt Nam đồng và ngoại tệ đó để nộp một khoản ngoại tệ tương ứng với mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
3. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng được quy định như sau:
..
4. Thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại Kho bạc Nhà nước được quy định như sau:
...

Việc nộp tiền để bảo đảm thi hành án có thể được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản hoặc nộp tiền mặt vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra hoặc cơ quan thi hành án dân sự mở tại Kho bạc Nhà nước.

Pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại ngân hàng hoặc

Pháp nhân nộp tiền để bảo đảm thi hành án tại Kho bạc Nhà nước.

Pháp nhân thương mại là gì?

Tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về pháp nhân thương mại như sau:

Pháp nhân thương mại
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

Để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì pháp nhân thương mại phải nộp bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục, mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử phải nộp để bảo đảm thi hành án (bao gồm thi hành hình phạt tiền và thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại); việc tạm giữ, hoàn trả, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án.

Căn cú tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành án
...
3. Mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
a) Nếu điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì mức tiền nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản đó;
b) Nếu trong điều khoản được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với pháp nhân thương mại không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì tùy từng trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng đang giải quyết vụ án có thể áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.

Mức tiền phải nộp để bảo đảm thi hành án bao gồm: mức tiền bảo đảm thi hành hình phạt tiền và mức tiền bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

Theo đó, mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là không dưới 50% và không cao hơn mức thiệt hại cao nhất về tài sản quy định tại điều khoản được áp dụng, để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản.

Mức tiền nộp cụ thể do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp trong điều khoản được áp dụng không có tình tiết quy định mức thiệt hại về tài sản thì cơ quan tiến hành tố tụng xác định mức thiệt hại làm cơ sở cho việc quyết định mức tiền cụ thể. Mức tiền nộp được quyết định trong từng trường hợp cụ thể nhưng không cao hơn mức thiệt hại thực tế đã được xác định.

Mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử?

Mức tiền mà pháp nhân thương mại phải nộp để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử? (Hình từ Internet)

Thời điểm pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là khi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 115/2017/NĐ-CP có quy định về trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án như sau:

Trình tự, thủ tục nộp tiền để bảo đảm thi hành án
1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án, pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp này phải hoàn thành việc nộp tiền.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.
...

Như vậy, pháp nhân thương mại nộp tiền để bảo đảm thi hành án trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định về việc áp dụng biện pháp buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.

Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thể hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền để bảo đảm thi hành án đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không còn nữa.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào