Có bắt buộc phải có biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện không?
- Trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện có bắt buộc phải có biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không?
- Hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện do ai lập và lưu giữ?
- Hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm những giấy tờ gì?
Trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện có bắt buộc phải có biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
...
Và tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về Danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý. Trong đó có quy định về trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên:
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CƠ SỞ DO CƠ QUAN CÔNG AN QUẢN LÝ
(Kèm theo Nghị định số: 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ)
1. Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.
2. Nhà chung cư cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 2.500 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
3. Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở có tổng khối tích từ 2.000 m3 trở lên; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường cao đẳng, đại học, học viện; trường trung cấp chuyên nghiệp; trường dạy nghề; cơ sở giáo dục thường xuyên; cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc cơ sở do cơ quan công an quản lý phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện bắt buộc phải có biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
Có bắt buộc phải có biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy tại trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện do ai lập và lưu giữ?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
...
5. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định của Bộ Công an.
Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ.
Như vậy, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy của trụ sợ Ủy ban nhân dân cấp huyện bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA có quy định về hồ sơ quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
- Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có)
- Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có)
- Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có)
- Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp
- Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có)
- Văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có)
- Thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
- Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có)
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.