Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền?
Chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền dược định nghĩa như thế nào?
Khoản 7 Điều 3 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 giải thích về chủ sở hữu hưởng lợi như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Khách hàng là tổ chức, cá nhân đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng dịch vụ, sản phẩm do tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan cung cấp.
7. Chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.
8. Quan hệ ngân hàng đại lý là quan hệ được hình thành từ việc một ngân hàng tại một quốc gia, vùng lãnh thổ cung cấp dịch vụ ngân hàng, thanh toán và các dịch vụ khác cho một ngân hàng đối tác tại một quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
9. Danh sách đen bao gồm danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố do Bộ Công an chủ trì lập và danh sách tổ chức, cá nhân bị chỉ định có liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt do Bộ Quốc phòng chủ trì lập theo quy định của pháp luật.
..
Theo quy định nêu trên, chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế một hoặc một số tài sản, có quyền chi phối khách hàng thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản cho cá nhân này; là cá nhân có quyền chi phối một pháp nhân hoặc một thỏa thuận pháp lý.
Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, việc xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền được thực hiện dựa trên các tiêu chí như sau:
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là cá nhân như sau:
+ Trường hợp khách hàng mở tài khoản, đối tượng báo cáo xác định cá nhân sở hữu thực tế một tài khoản hoặc chi phối hoạt động của tài khoản đó;
+ Trường hợp khách hàng thiết lập mối quan hệ với đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo xác định cá nhân thiết lập mối quan hệ và thực tế chi phối mối quan hệ đó.
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là tổ chức như sau:
+ Đối tượng báo cáo xác định cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% vốn điều lệ trở lên của tổ chức đó hoặc cá nhân cuối cùng có quyền chi phối đối với khách hàng là tổ chức;
+ Trường hợp không xác định được cá nhân theo quy định tại điểm a khoản này, đối tượng báo cáo xác định ít nhất một người đại diện theo pháp luật của tổ chức, trừ trường hợp cá nhân đại diện vốn nhà nước trong tổ chức;
+ Trường hợp tổ chức là doanh nghiệp đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, đồng thời thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của tổ chức đã được công bố, đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân được công bố đó.
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với thỏa thuận pháp lý dựa vào việc thu thập, cập nhật các thông tin nhận dạng về bên ủy thác, bên nhận ủy thác, người thụ hưởng, các bên có liên quan (nếu có), cá nhân có quyền kiểm soát cuối cùng đối với ủy thác
- Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cá nhân thực tế thụ hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền? (Hình từ Internet)
Các thông tin để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền gồm những thông tin nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022, các thông tin để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền gồm:
- Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người Việt Nam:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại liên lạc;
+ Số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
- Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại liên lạc;
+ Số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
+ Số thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật;
+ Địa chỉ cư trú ở nước ngoài và địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam;
- Đối với khách hàng cá nhân có một quốc tịch là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số Hộ chiếu hoặc thông tin định danh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ cư trú ở nước ngoài;
- Đối với khách hàng cá nhân là người có từ hai quốc tịch trở lên:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số điện thoại liên lạc;
+ Số Hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
+ Quốc tịch còn lại;
+ Địa chỉ cư trú ở quốc gia mang quốc tịch còn lại;
- Đối với khách hàng cá nhân là người không quốc tịch:
+ Họ và tên;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Nghề nghiệp, chức vụ;
+ Số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (nếu có), số thị thực;
+ Cơ quan cấp thị thực nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của pháp luật;
+ Địa chỉ cư trú ở nước ngoài (nếu có), địa chỉ đăng ký cư trú ở Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.