Tàu thuyền phải nộp những loại phí, lệ phí hàng hải nào cho Cảng vụ hàng hải? Có được nộp trễ các khoản phí, lệ phí hàng hải không?
- Tàu thuyền phải nộp những loại phí, lệ phí hàng hải nào cho Cảng vụ hàng hải?
- Người nộp phí, lệ phí hàng hải có được nộp trễ các khoản phí, lệ phí hàng hải không?
- Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí như thế nào?
- Đối tượng nào chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa?
Tàu thuyền phải nộp những loại phí, lệ phí hàng hải nào cho Cảng vụ hàng hải?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 261/2016/TT-BTC có quy định về tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải như sau:
Tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải
Tổ chức thu phí, lệ phí hàng hải là các Cảng vụ hàng hải. Cảng vụ hàng hải thu các loại phí, lệ phí hàng hải sau đây:
1. Phí trọng tải tàu, thuyền;
2. Phí bảo đảm hàng hải thu tại các luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng;
3. Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước;
4. Phí xác nhận kháng nghị hàng hải;
5. Lệ phí ra, vào cảng biển
Như vậy, tàu thuyền thuộc đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải phải nộp những loại phí, lệ phí sau cho các Cảng vụ hàng hải:
- Phí trọng tải tàu, thuyền;
- Phí bảo đảm hàng hải thu tại các luồng hàng hải công cộng và luồng hàng hải chuyên dùng
- Phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước
- Phí xác nhận kháng nghị hàng hải
- Lệ phí ra, vào cảng biển
Người nộp phí, lệ phí hàng hải có được nộp trễ các khoản phí, lệ phí hàng hải không?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 261/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Thông tư 90/2019/TT-BTC có quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải như sau:
Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải
...
6. Quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải:
a) Người nộp phí, lệ phí hàng hải phải nộp và thanh toán xong các khoản phí, lệ phí hàng hải trước khi tàu thuyền được cảng vụ hàng hải cấp phép rời khu vực hàng hải. Người nộp phí, lệ phí hàng hải được chậm nộp các khoản phí, lệ phí trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng trong trường hợp:
- Người nộp phí, lệ phí có ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí cho tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
- Người nộp phí, lệ phí có cam kết hoặc ký quỹ tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật dân sự để nộp phí, lệ phí tàu thuyền quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
Theo đó, người nộp phí, lệ phí hàng hải được nộp trễ các khoản phí, lệ phí trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày tàu thuyền được cấp phép rời cảng trong trường hợp:
- Người nộp phí, lệ phí có ký quỹ tại tổ chức tín dụng để nộp phí, lệ phí cho tàu thuyền thuộc đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải quốc tế.
- Người nộp phí, lệ phí có cam kết hoặc ký quỹ tại tổ chức tín dụng để nộp phí, lệ phí tàu thuyền thuộc đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa.
Tàu thuyền phải nộp những loại phí, lệ phí hàng hải nào cho Cảng vụ hàng hải? Có được nộp trễ các khoản phí, lệ phí hàng hải không? (Hình từ Internet)
Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí như thế nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 261/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 3 Điều 1 Thông tư 90/2019/TT-BTC có quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải như sau:
Cơ sở, nguyên tắc xác định số tiền phí, lệ phí hàng hải
...
6. Quy định về thanh toán phí, lệ phí hàng hải:
...
d) Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí như sau: Nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho tổ chức thu hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào tài khoản của tổ chức thu phí, lệ phí mở tại Kho bạc Nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại)”.
Như vậy, người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí bằng tiền mặt cho Cảng vụ hàng hải hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt vào tài khoản của Cảng vụ hàng hải mở tại Kho bạc Nhà nước (hoặc Ngân hàng thương mại)
Đối tượng nào chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 261/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 90/2019/TT-BTC có quy định về đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải và đối tượng không chịu phí, lệ phí hàng hải như sau:
Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải và đối tượng không chịu phí, lệ phí hàng hải
..
2. Đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
d) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải;
đ) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang, hải quan, cảng vụ, tàu thuyền chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam và tàu thuyền của cơ quan quản lý nhà nước khác khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này; trường hợp hoạt động thương mại tại Việt Nam phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Chương III của Thông tư này
Như vậy, đối tượng chịu phí, lệ phí hàng hải theo biểu phí, lệ phí hoạt động hàng hải nội địa gồm:
- Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền vận tải hàng hóa, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời khu vực hàng hải;
- Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
- Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải;
- Tàu thuyền của lực lượng vũ trang, hải quan, cảng vụ, tàu thuyền chuyên dùng tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam, tàu thuyền của cơ quan quản lý nhà nước khác khi thực hiện công vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này;
- Trường hợp hoạt động thương mại tại Việt Nam phải nộp phí, lệ phí hàng hải theo quy định tại Chương III Thông tư 261/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.