Đã có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?

Cho tôi hỏi phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố có hiệu lực từ ngày 25/05/2023 được quy định như thế nào? Chị Hoa (Cần Thơ)

Đã có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?

Mới đây Bộ trưởng Bộ Công an - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC (có hiệu lực từ ngày 25/05/2023) quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.

Cụ thể phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC (có hiệu lực từ ngày 25/05/2023) có quy định về phạm vi trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố cụ thể là:

- Trong giai đoạn điều tra:

+ Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự (đối với những vụ án có tranh chấp về thẩm quyền);

+ Nhập, tách vụ án hình sự;

+ Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự; việc chứng minh dòng tiền; vật chứng; giám định, định giá tài sản;

+ Việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn; tương trợ tư pháp về hình sự;

+ Đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can;

+ Tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can;

+ Kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, tạm giữ đồ vật, tài liệu;

+ Việc áp dụng các biện pháp xử lý vật chứng và những thông tin khác trong giai đoạn điều tra mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.

- Trong giai đoạn truy tố:

+ Nhập, tách vụ án hình sự trong giai đoạn truy tố;

+ Quyết định chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền;

+ Quyết định truy tố;

+ Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung;

+ Đình chỉ vụ án hình sự, đình chỉ bị can;

+ Tạm đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ bị can;

+ Phục hồi vụ án và những thông tin khác mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.

- Trong giai đoạn xét xử:

+ Chuyển vụ án trong xét xử, bàn giao tài liệu, hồ sơ vụ án;

+ Đưa vụ án ra xét xử;

+ Xây dựng kế hoạch xét xử và phối hợp trao đổi trong việc tổ chức bảo vệ phiên tòa và những thông tin khác trong giai đoạn giai đoạn xét xử mà các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết trao đổi.

Đã có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố?

Đã có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố, xét xử tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố? (Hình từ Internet)

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC (có hiệu lực từ ngày 25/05/2023) có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong giai đoạn điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố như sau:

Phối hợp trao đổi thông tin trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
1. Quá trình điều tra các tội phạm có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền; quá trình điều tra tội khủng bố, Cơ quan điều tra phải điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố và kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho Viện Kiểm sát cùng cấp. Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với Viện Kiểm sát cùng cấp để phối hợp.
2. Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hành vi có thể là tội phạm nguồn của tội rửa tiền hoặc tội khủng bố, Viện Kiểm sát phải kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.
3. Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án, đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.

Theo đó, trong điều tra, truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có sự phối hợp trao đổi thông tin như sau:

- Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra phải:

+ Điều tra, xác minh, làm rõ các dấu hiệu tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố

+ Kịp thời trao đổi thông tin, tài liệu cho Viện Kiểm sát cùng cấp.

+ Chậm nhất 05 ngày trước khi quyết định khởi tố vụ án về tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra trao đổi với Viện Kiểm sát cùng cấp để phối hợp.

- Quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án, Viện Kiểm sát phải:

+ Kịp thời phát hiện, trao đổi thông tin với Cơ quan điều tra

+ Đề ra yêu cầu điều tra để làm rõ dấu hiệu của tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố.

- Trước khi kết thúc điều tra, Điều tra viên và Kiểm sát viên phải:

+ Phối hợp trao đổi thông tin, rà soát, đánh giá tài liệu chứng cứ và các thủ tục tố tụng của vụ án

+ Đảm bảo hoạt động điều tra tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật.

+ Điều tra viên, Kiểm sát viên phải lập biên bản trao đổi thông tin, đánh giá chứng cứ, tài liệu và lưu hồ sơ lưu của mỗi cơ quan.

Điều tra viên phối hợp với Kiểm sát viên trao đổi thông tin trong tiến hành các hoạt động tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2023/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC (có hiệu lực từ ngày 25/05/2023) có quy định về phối hợp trao đổi thông tin trong tiến hành các hoạt động tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản như sau:

Phối hợp trao đổi thông tin trong tiến hành các hoạt động tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản
1. Trước khi tiến hành các biện pháp kê biên tài sản của bị can phạm tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố, Điều tra viên chủ động trao đổi thông tin, phối hợp với Kiểm sát viên thụ lý đánh giá về căn cứ, thiệt hại do hành vi phạm tội rửa tiền, tài trợ khủng bố gây ra, tài sản cần thu hồi, số lượng tài sản kê biên của bị can, số tiền cần phong tỏa trong tài khoản của người bị buộc tội.
Việc tạm giữ, kê biên tài sản của bị can phạm tội rửa tiền, tội tài trợ khủng bố hoặc hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội rửa tiền và tài trợ khủng bố phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; ngay sau khi thực hiện biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, Cơ quan điều tra thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết.
2. Định kỳ, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án cùng cấp phối hợp, trao đổi thông tin, đánh giá về tài sản tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tài sản thu hồi trong các vụ án rửa tiền, tài trợ khủng bố.

Như vậy, phối hợp trao đổi thông tin trong tiến hành các hoạt động tạm giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản giữa Điều tra viên với Kiểm sát viên như sau:

- Trước khi tiến hành các biện pháp kê biên tài sản của bị can hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội Điều tra viên chủ động trao đổi thông tin, phối hợp với Kiểm sát viên thụ lý đánh giá về:

+ Căn cứ, thiệt hại do hành vi phạm tội rửa tiền, tài trợ khủng bố gây ra

+ Tài sản cần thu hồi

+ Số lượng tài sản kê biên của bị can, số tiền cần phong tỏa trong tài khoản của người bị buộc tội.

- Việc tạm giữ, kê biên tài sản của bị can hoặc hoặc phong tỏa tài khoản của người bị buộc tội được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

- Ngay sau khi thực hiện biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, Cơ quan điều tra thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết.

Trân trọng!

Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Hỏi đáp Pháp luật
FATF là gì? Danh sách xám của FATF có ý nghĩa như thế nào đến nền kinh tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc báo cáo giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền có bắt buộc phải chờ giao dịch đó đã hoàn thành hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Danh sách đen là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng báo cáo đánh giá rủi ro về rửa tiền dựa trên những tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách áp dụng biện pháp nhận biết khách hàng dựa trên phân loại khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
09 dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực trung gian thanh toán ví điện tử liên quan đến rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi trong phòng chống rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch trong phòng chống rửa tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm tội rửa tiền bị đi tù bao nhiêu năm? Chuẩn bị phạm tội rửa tiền có bị truy cứu hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
861 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội rửa tiền và tội tài trợ khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào