Đến năm 2030, hợp tác quốc tế triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư theo Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng?

Đến năm 2030, triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư? Mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030? Kinh phí thực hiện?

Đến năm 2030, hợp tác quốc tế triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư theo Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng?

Căn cứ Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 theo Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1728/QĐ-BYT năm 2023 có quy định như sau về nội dung công tác triển khai ứng dụng công nghệ mới, hợp tác quốc tế, cụ thể như sau:

Công tác triển khai ứng dụng công nghệ mới, hợp tác quốc tế bao gồm:

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến bên cạnh công nghệ truyền thống để phục vụ sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư, vắc xin phối hợp nhiều thành phần và các vắc xin khác đáp ứng nhu cầu cho phòng, chống dịch bệnh.

- Tăng cường tiếp cận thông tin, mở rộng, phát huy quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin.

Như vậy, theo Kế hoạch triển khai Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 thì Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến bên cạnh công nghệ truyền thống để phục vụ sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư.

Đến năm 2030, hợp tác quốc tế triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư theo Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng?

Đến năm 2030, hợp tác quốc tế triển khai nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh ung thư theo Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng? (Hình từ Internet)

Mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?

Căn cứ Mục I Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 có quy định như sau:

MỤC TIÊU
1. Đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin dùng cho tiêm chủng dịch vụ và vắc xin dùng trong phòng, chống dịch bệnh.
2. Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B.
3. Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 05 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

Theo đó, Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 có những mục tiêu sau:

- Đáp ứng đủ nhu cầu vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm bắt buộc triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, vắc xin dùng cho tiêm chủng dịch vụ và vắc xin dùng trong phòng, chống dịch bệnh.

- Đến năm 2025: Làm chủ công nghệ sản xuất 10 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 03 loại vắc xin, trong đó có vắc xin phòng bệnh phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, Ho gà, uốn ván, bệnh do Haemophilus Influenzae (Hib) và một trong hai bệnh Bại liệt hoặc Viêm gan B.

- Đến năm 2030: Làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin; Sản xuất được tối thiểu 05 loại vắc xin; các vắc xin sản xuất trong nước bảo đảm đạt tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.

Kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030?

Căn cứ Mục III Quyết định 1286/QĐ-TTg năm 2022 về mục tiêu của Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 có quy định như sau:

KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 bao gồm nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo quy định; nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ tiêm chủng ngoài tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí lồng ghép trong việc triển khai chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Bộ ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Trung ương và các địa phương.

Vậy, nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030 bao gồm:

- Nguồn ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

- Nguồn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có) theo quy định; nguồn chi trả của người sử dụng dịch vụ tiêm chủng ngoài tiêm chủng mở rộng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, kinh phí trên được lồng ghép trong việc triển khai chương trình, đề án, dự án có liên quan của các Bộ ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội; các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của Trung ương và các địa phương.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Võ Linh Trang
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào