Hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới gồm những gì? Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới?
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT, sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 54/2014/TT-BGTVT quy định:
Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
1. Cơ quan QLCL căn cứ hồ sơ kiểm tra sản phẩm theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này và báo cáo kết quả đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho kiểu loại sản phẩm theo mẫu tương ứng được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận cấp cho kiểu loại linh kiện nhập khẩu chỉ có giá trị đối với các linh kiện cùng kiểu loại thuộc tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu nếu không thực hiện việc đánh giá COP theo quy định tại khoản 2 Điều 8 hoặc không được miễn đánh giá COP theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT quy định:
Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
...
2. Hồ sơ kiểm tra đối với xe cơ giới bao gồm:
a) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
b) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan QLCL thẩm định hoặc các tài liệu thay thế quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
c) Ảnh chụp kiểu dáng có xác nhận của cơ sở (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc ảnh chụp kiểu dáng dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản đăng ký thông số kỹ thuật;
d) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm;
đ) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ (đối với xe sản xuất, lắp ráp từ tổng thành, hệ thống và linh kiện rời);
3. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm phải được lưu trữ tại Cơ quan QLCL theo quy định và lưu trữ tại Cơ sở sản xuất ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất thông báo tới Cơ quan QLCL ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 54/2014/TT-BGTVT quy định:
Đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng tại cơ sở sản xuất
...
2. Cơ quan QLCL thực hiện việc đánh giá điều kiện kiểm tra chất lượng sản phẩm (đánh giá COP) tại Cơ sở sản xuất theo các phương thức sau:
a) Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949 “Yêu cầu cụ thể đối với hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe cơ giới và linh kiện xe cơ giới”, bao gồm việc xem xét, đánh giá các nội dung: Quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định lưu trữ và kiểm soát hồ sơ chất lượng; Nhân lực phục vụ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm; trang thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm; Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp sản phẩm, kiểm tra chất lượng xuất xưởng và đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Như vậy, hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới bao gồm:
- Bản chính báo cáo kết quả thử nghiệm về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành đối với xe cơ giới;
- Hồ sơ thiết kế đã được Cơ quan quản lý chất lượng thẩm định hoặc các tài liệu thay thế;
- Ảnh chụp kiểu dáng; Bản đăng ký thông số kỹ thuật;
- Bản thống kê các tổng thành, hệ thống sản xuất trong nước và nhập khẩu dùng để sản xuất, lắp ráp sản phẩm;
- Bản mô tả quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Bản thuyết minh phương pháp và vị trí đóng số khung, số động cơ;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm;
- Đánh giá lần đầu được thực hiện trước khi cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn ISO/TS 16949.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới gồm những gì?(Hình từ Internet)
Có những hình thức tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2022/TT-BGTVT quy định:
Thẩm định thiết kế
...
4. Cơ sở thiết kế nhận kết quả thẩm định thiết kế gồm:
a) Trường hợp nhận trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính: 01 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật (01 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế đồng thời là cơ sở sản xuất hoặc 02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất) của hồ sơ thiết kế.
b) Trường hợp nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: bản điện tử Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản điện tử bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.”
Như vậy, có hai hình thức tiếp nhận gồm:
- Trực tiếp tại trụ sở Cơ quan QLCL hoặc qua hệ thống bưu chính: 01 Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật (01 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế đồng thời là cơ sở sản xuất hoặc 02 bản đối với trường hợp cơ sở thiết kế khác cơ sở sản xuất) của hồ sơ thiết kế.
- Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến: bản điện tử Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; bản điện tử bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật và bản vẽ kỹ thuật của hồ sơ thiết kế.
Thời hạn giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật với xe cơ giới là bao lâu?
Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 16/2022/TT-BGTV quy định:
Cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
...
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận:
...
d) Thời hạn giải quyết: Thời gian cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.
Như vậy, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho xe cơ giới sẽ được cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đánh giá hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định và có kết quả đánh giá COP đạt yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.