Từ 01/06/2023: Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được ưu tiên gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ?
- Nội dung của chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những gì?
- Từ ngày 01/06/2023: Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được ưu tiên gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ?
- Quy định mới nhất về hình thức chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Nội dung của chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT có quy định về chế độ báo cáo định kỳ, như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, gồm những yêu cầu cụ thể về việc thực hiện báo cáo, được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của cơ quan, người có thẩm quyền và được thực hiện theo một chu kỳ xác định, lặp lại nhiều lần.
...
Và tại Điều 5 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 1/6/2023) có quy định về nội dung, thành phần của chế độ báo cáo định kỳ, như sau:
Nội dung, thành phần của chế độ báo cáo định kỳ
1. Nội dung chế độ báo cáo định kỳ phải đầy đủ các thành phần sau:
a) Tên báo cáo;
b) Nội dung yêu cầu của báo cáo;
c) Đối tượng thực hiện báo cáo;
d) Cơ quan nhận báo cáo;
đ) Tần suất thực hiện báo cáo;
e) Thời gian chốt số liệu báo cáo;
g) Thời hạn gửi báo cáo;
h) Hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo;
i) Mẫu đề cương báo cáo.
2. Trong trường hợp cần thiết, nội dung của chế độ báo cáo định kỳ có thể có thêm các thành phần:
a) Biểu mẫu số liệu báo cáo;
b) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Như vậy, chế độ báo cáo định kỳ là chế độ báo cáo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông, gồm những yêu cầu cụ thể về việc thực hiện báo cáo, được ban hành để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của cơ quan, người có thẩm quyền và được thực hiện theo một chu kỳ xác định, lặp lại nhiều lần.
Nội dung chế độ báo cáo định kỳ phải đầy đủ các thành phần sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu của báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Tần suất thực hiện báo cáo;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
- Hình thức, phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Mẫu đề cương báo cáo.
Trong trường hợp cần thiết, nội dung của chế độ báo cáo định kỳ có thể có thêm các thành phần:
- Biểu mẫu số liệu báo cáo;
- Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo.
Từ ngày 01/06/2023: Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được ưu tiên gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ?
Tại Điều 8 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT có quy định về phương thức gửi chế độ báo cáo định kỳ như sau:
Phương thức gửi chế độ báo cáo định kỳ
Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Gửi qua Hệ thống thư điện tử.
3. Gửi qua Fax.
4. Gửi trực tiếp.
5. Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được ưu tiên gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ. Ngoài ra, có có thể thực hiện bằng các phương thức khác theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Gửi qua Hệ thống thư điện tử.
- Gửi qua Fax.
- Gửi trực tiếp.
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Từ 01/06/2023: Báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ được ưu tiên gửi qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ? (Hình từ Internet)
Quy định mới nhất về hình thức chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 02/2023/TT-BTTTT có quy định về hình thức chế độ báo cáo định kỳ, như sau:
Báo cáo định kỳ được gửi bằng một trong các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Báo cáo bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi kèm file dưới hình thức định dạng word, excel hoặc hình thức khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật ban hành chế độ báo cáo định kỳ.
2. Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định đối với các cơ quan, tổ chức chưa kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Theo đó, báo cáo định kỳ được gửi bằng một trong các hình thức theo thứ tự ưu tiên, sau đây:
- Báo cáo bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị và gửi kèm file dưới hình thức định dạng word, excel hoặc hình thức khác theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật ban hành chế độ báo cáo định kỳ.
- Báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định đối với các cơ quan, tổ chức chưa kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, khi gửi báo cáo định kì, hình thức báo cáo bằng văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị là hình thức được ưu tiên hơn hình thức báo cáo bằng văn bản giấy có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Thông tư 02/2023/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 01/6/2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.