Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển?
- Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển?
- Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển?
- Quy định về phát thông tin người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển như thế nào?
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg có quy định về trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp của người, phương tiện bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển như sau:
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp
1. Người, phương tiện bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển
Người, phương tiện bị nạn hoặc có nguy cơ bị nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển cần trợ giúp, trừ trường hợp bất khả kháng phải phát thông tin cấp cứu - khẩn cấp theo quy định sau:
a) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết để yêu cầu trợ giúp;
b) Trong trường hợp đề nghị lai dắt, cứu hộ, ngoài nội dung nêu tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế này, cần thông báo thêm các thông số kỹ thuật của phương tiện cần lai dắt, cứu hộ để xác định phương án lai dắt, cứu hộ như: Trọng tải, chiều dài, chiều rộng, mớn nước của phương tiện;
c) Bảo đảm việc duy trì liên lạc với người, cơ quan, tổ chức đã liên lạc để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp (thông qua Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc trực tiếp);
d) Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trên biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn;
đ) Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho người, cơ quan, tổ chức đã thông tin cấp cứu - khẩn cấp để dừng việc cứu nạn.
.....
Như vậy, trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển như sau:
- Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam hoặc hệ thống đài trực canh của Bộ đội Biên phòng hoặc Hệ thống quan sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản, hoặc các phương tiện đang hoạt động trên biển gần khu vực bị nạn biết để yêu cầu trợ giúp;
- Trong trường hợp đề nghị lai dắt, cứu hộ cần thông báo thêm các thông số kỹ thuật của phương tiện cần lai dắt, cứu hộ để xác định phương án lai dắt, cứu hộ như: Trọng tải, chiều dài, chiều rộng, mớn nước của phương tiện;
- Bảo đảm việc duy trì liên lạc với người, cơ quan, tổ chức đã liên lạc để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, trợ giúp;
- Báo cáo kịp thời theo nội dung yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tìm kiếm, cứu nạn trên biển và của lực lượng, phương tiện đến tìm kiếm, cứu nạn;
- Trường hợp đã loại trừ được nguy hiểm gây ra đối với người, phương tiện của mình phải thông báo ngay cho người, cơ quan, tổ chức đã thông tin cấp cứu - khẩn cấp để dừng việc cứu nạn.
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển?
Tại khoản 2 Điều 11 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg có quy định về trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển như sau:
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp
........
2. Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển
a) Trường hợp phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, phải có trách nhiệm đến cứu giúp người gặp nạn nếu không ảnh hưởng đến an toàn người, phương tiện của mình;
b) Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;
c) Trường hợp không thể tham gia cứu người gặp nạn (do mất an toàn về người, phương tiện của mình hoặc đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khác) phải thông báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực biết.
.....
Như vậy, thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển và trong vùng nước cảng biển có trách nhiệm trong phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu như sau:
- Trường hợp phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu - khẩn cấp gần khu vực đang hoạt động, phải có trách nhiệm đến cứu giúp người gặp nạn nếu không ảnh hưởng đến an toàn người, phương tiện của mình;
- Thông báo cho Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam biết việc tham gia tìm kiếm, cứu nạn của mình;
- Trường hợp không thể tham gia cứu người gặp nạn (do mất an toàn về người, phương tiện của mình hoặc đang thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp khác) phải thông báo cho Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực biết.
Quy định về phát thông tin người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển như thế nào?
Theo Điều 12 Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển ban hành kèm theo Quyết định 06/2014/QĐ-TTg các quy định về phát thông tin người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển bao gồm:
- Thông tin về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn người, phương tiện đang gặp nguy hiểm trên biển do Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam phát trên tần số và theo phương thức quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Nội dung thông tin cảnh báo hàng hải về hoạt động tìm kiếm, cứu nạn do cơ quan chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn quyết định.
- Việc dừng phát thông tin tìm kiếm, cứu nạn do cơ quan chủ trì phối hợp tìm kiếm cứu nạn quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.