Hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị phạt hành chính bao nhiêu?

Cho tôi hỏi, người có hành vi hành nghề mê tín dị đoan để trục lợi thì sẽ có mức phạt hành chính là bao nhiêu?- Câu hỏi của bạn Trúc (An Giang).

Bùa ngãi có phải là mê tín dị đoan không?

Hiện pháp luật chưa có quy định về bùa ngãi nhưng có thể hiểu bùa ngãi được cho là một vật tâm linh, người sử dụng bùa ngãi mong ước, cầu nguyện những điều tốt lành, may mắn,.... Nhưng thực tế khoa học chưa chứng minh được điều này và buôn bán bùa ngãi được xem là mê tín dị đoan nhằm thu lợi bất hợp pháp, bị cấm do gây mất trật tự xã hội và nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị phạt hành chính bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi bị phạt hành chính bao nhiêu?

Tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Vi phạm quy định về bảo vệ di sản văn hóa
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không đúng nội dung ghi trong giấy phép;
b) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
c) Tùy tiện đưa vào những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hư hại hiện vật trong bảo tàng, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được đưa vào Danh mục kiểm kê di tích của địa phương;
b) Không có văn bản đồng ý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với di tích cấp tỉnh hoặc không có văn bản đồng ý của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt khi xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II;
c) Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan.
...

Tại Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có mức phạt từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam;
b) Ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không thông báo;
b) Tổ chức lễ hội không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm d khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Như vậy, tùy vào mức độ hành vi, số tiền trục lợi bất chính mà người hoạt động mê tín dị đoan sẽ chịu mức phạt hành chính thấp nhất là 15.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp, buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi hoạt động mê tín dị đoan.

Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định hình phạt đối với tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2.Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức nếu vi phạm sẽ phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mức phạt tù cao nhất đối với hành nghề mê tín dị đoan là bao nhiêu năm?

Tại Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 phạt tù đối với hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, người nào hành nghề mê tín dị đoan mà làm chết người, thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù với mức phạt cao nhất là 10 năm.

Trân trọng!

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Bị phạt bao nhiêu tiền khi xúc phạm danh dự của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư lần 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trước ngày 15/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất các trường hợp bị khấu trừ lương, thu nhập khi cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất những tài sản không được kê biên trong thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi kê khai không đúng giá bán có thể bị phạt lên tới 25 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 12/7/2024, cá nhân bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định mới quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá áp dụng từ ngày 12/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân được hát karaoke đến mấy giờ? Hát karaoke vượt quá giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Lương Thị Tâm Như
2,616 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào