Từ ngày 18/03/2023, TP. HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)?
Từ ngày 18/03/2023, TP.HCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 13/2023/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh hệ số K để lập phương án bồi thường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 18/03/2023 có quy định cụ thể như sau:
- Khu vực đất ở: hệ số K cao nhất là huyện Hóc Môn (10-25) và TP Thủ Đức (6-25). Khung hệ số này tăng đáng kể so với hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 được quy định tại Quyết định 28/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh (tối đa 15). Khung hệ số áp dụng tại huyện Bình Chánh là 6-22, Nhà Bè là 10-21, Củ Chi là 13-20. Các địa phương còn lại có khung hệ số tối đa dưới 20. Chi tiết tại bảng dưới đây:
- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở: được bồi thường theo tỉ lệ khác nhau, bao gồm đất thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề. Các loại đất khác như đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất giáo dục, y tế; đất tôn giáo tính bằng 60% giá đất ở liền kề.
- Đất nông nghiệp: có khung hệ số cao nhất 5-38, cao hơn giá nhà nước (huyện Bình Chánh) và cao hơn mức tối đa 35 của năm 2022 tại Quyết định 28/2022/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Tân Phú, Tân Bình, Gò Vấp có hệ số K tối đa 35. Các quận, huyện còn lại có hệ số tối đa dưới 30. Chi tiết tại bảng dưới đây:
TP. HCM chia thành bao nhiêu khu vực khi áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 13/2023/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh hệ số K để lập phương án bồi thường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có chia thành 5 khu vực áp dụng điều chỉnh hệ số K, cụ thể:
- Khu vực 1, gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, Quận 11, quận Tân Bình và quận Phú Nhuận;
- Khu vực 2, gồm: thành phố Thủ Đức, Quận 6, Quận 7, quận Gò vấp, quận Bình Thạnh, quận Tân Phú;
- Khu vực 3, gồm: Quận 8, Quận 12, quận Bình Tân;
- Khu vực 4, gồm: Huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn;
- Khu vực 5: Huyện Cần Giờ.
Từ ngày 18/03/2023, TPHCM tăng hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K)? (Hình từ Internet)
Theo quy định pháp luật, khi nào cần điều chỉnh khung giá đất?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 44/2014/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện chi tiết bởi Điều 12 đến Điều 18 Thông tư 69/2017/TT-BTNMT về việc điều chỉnh khung giá đất có quy định như sau:
- Khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong khung giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất.
- Nội dung điều chỉnh khung giá đất:
+ Điều chỉnh mức giá tối thiểu, tối đa của một loại đất hoặc một số loại đất hoặc tất cả các loại đất trong khung giá đất;
+ Điều chỉnh khung giá đất tại một vùng kinh tế hoặc một số vùng kinh tế hoặc tất cả các vùng kinh tế; tại một loại đô thị hoặc một số loại đô thị hoặc tất cả các loại đô thị.
- Trình tự điều chỉnh khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
+ Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị cần điều chỉnh khung giá đất;
+ Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
+ Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
+ Xây dựng khung giá đất điều chỉnh và Tờ trình về việc điều chỉnh khung giá đất;
+ Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
+ Thẩm định dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
+ Hoàn thiện khung giá đất điều chỉnh trình Chính phủ ban hành.
- Hồ sơ khung giá đất điều chỉnh trình Chính phủ ban hành bao gồm:
+ Tờ trình về việc ban hành khung giá đất điều chỉnh;
+ Dự thảo khung giá đất điều chỉnh;
+ Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất điều chỉnh;
+ Văn bản thẩm định khung giá đất điều chỉnh.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất điều chỉnh. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định khung giá đất điều chỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.