Phổ biến phim bạo lực học đường nhưng không có cảnh báo độ tuổi được xem thì có bị xử lý?
Phổ biến phim là gì?
Tại khoản 8 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định khái niệm phổ biến phim như sau:
Phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác.
Phổ biến phim bạo lực học đường nhưng không có cảnh báo độ tuổi được xem có bị xử lý? (Hình từ Internet)
Có mấy loại phim được phân loại theo độ tuổi?
Tại Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 quy định phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau:
- Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
- Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
- Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
- Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Phổ biến phim bạo lực học đường mà không có cảnh báo độ tuổi xem phim thì có bị xử lý?
Tại Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định hành vi phổ biến phim phải cảnh báo mà không có cảnh báo bị xử lý như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim ngoài khoảng thời gian được phổ biến theo quy định tại rạp chiếu phim; địa điểm chiếu phim công cộng trừ phương tiện vận tải hành khách công cộng;
b) Không công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm về nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh phổ biến phim như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không miễn giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các đối tượng khác theo quy định;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim theo quy định;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
.3. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về giấy phép phân loại phim như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân loại phim;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung giấy phép phân loại phim;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khi thay đổi tên phim mà không thay đổi nội dung phim đã được cấp giấy phép phân loại phim;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đề nghị cấp lại giấy phép phân loại phim trong trường hợp thay đổi nội dung phim đã được cấp giấy phép phân loại phim theo quy định.
....
Như vậy, phổ biến phim bạo lực học đường mà không có cảnh báo độ tuổi xem phim sẽ bị phạt hành chính với mức phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.